Chi phí bảo đảm chăm sóc sức khỏe sinh sản của người mang thai hộ

Chi phí bảo đảm chăm sóc sức khỏe sinh sản của người mang thai hộ

(LuatVietnam) Ngày 15/09/2016, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 32/2016/TT-BYT quy định về việc chi trả các chi phí thực tế để bảo đảm chăm sóc sức khỏe sinh sản của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

Theo đó, người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo có thẻ bảo hiểm y tế khi sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh tại cơ sở khám, chữa bệnh sẽ được cơ quan bảo hiểm thanh toán chi phí thực tế để bảo đảm chăm sóc sức khỏe sinh sản của mình  trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng theo quy định; các chi phí còn lại sau khi trừ đi phần chi trả của cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ do bên nhờ mang thai hộ chi trả.

Trường hợp người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không có thẻ bảo hiểm y tế, các chi phí này sẽ do bên nhờ mang thai hộ chi trả, bao gồm: Chi phí đi lại tới cơ sở khám, chữa bệnh để được tư vấn, khám, kiểm tra, theo dõi sức khỏe, thực hiện dịch vụ, kỹ thuật y tế; Chi phí thực hiện các dịch vụ tư vấn, khám, chữa bệnh, kỹ thuật y tế trong việc hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe sinh sản; Chi phí các loại thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế chưa được tính vào giá dịch vụ khám, chữa bệnh; Chi phí dinh dưỡng để bảo đảm sức khỏe cho người mang thai hộ…

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2016.


·         LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Sẽ áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia dựa trên nồng độ cồn

Sẽ áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia dựa trên nồng độ cồn

Sẽ áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia dựa trên nồng độ cồn

Trên quan điểm phát triển ngành công nghiệp bia, rượu, nước giải khát trên cơ sở cân đối sản xuất và tiêu thụ giữa các vùng trên cả nước; đồng thời ngăn ngừa lạm dụng đồ uống có cồn, ngày 12/09/2016, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Quyết định số 3690/QĐ-BCT phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành bia, rượu, nước giải khát Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035…

Đến 2020, 70% dân số trưởng thành có tài khoản thanh toán

Đến 2020, 70% dân số trưởng thành có tài khoản thanh toán

Đến 2020, 70% dân số trưởng thành có tài khoản thanh toán

Ngày 05/09/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1726/QĐ-TTg phê duyệt Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế. Tại Đề án, Thủ tướng khuyến khích các tổ chức tín dụng thành lập chi nhánh, phòng giao dịch, ngân hàng đại lý hoạt động tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, các khu công nghiệp tập trung, phù hợp với nhu cầu kinh tế tại địa phương…