Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án chính thức được thông qua

Chiều ngày 16/6/2020, Quốc hội chính thức thông qua Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án với kết quả biểu quyết là 436/455 đại biểu tán thành (chiếm 90,27% tổng số đại biểu Quốc hội).

Theo đó, Luật này có bố cục gồm 04 chương với 42 Điều quy định về hòa giải, đối thoại trước khi Tòa án thụ lý đơn khởi kiện vụ án dân sự, hôn nhân, gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động…

Đặc biệt, Luật này không điều chỉnh và không loại trừ các hoạt động hòa giải, đối thoại đã được các Luật khác quy định.

thông qua Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án

Quốc hội thông qua Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án (Ảnh minh họa)

Một số điểm đáng chú ý của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án gồm:

- Trong quá trình hòa giải, đối thoại không được ghi âm, ghi hình, ghi biên bản hòa giải, đối thoại. Việc lập biên bản chỉ được thực hiện để ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại;

- Chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án sẽ do ngân sách Nhà nước bảo đảm, trừ các trường hợp như pháp nhân, cá nhân nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch; chi phí phiên dịch tiếng nước ngoài…

- Hòa giải viên có thành tích trong thực hiện nhiệm vụ thì được khen thưởng. Đồng thời, nếu vi phạm các quy định thì tùy theo mức độ, có thể bị khiển trách hoặc buộc thôi làm Hòa giải viên;

- Thời hạn hòa giải, đối thoại không quá 20 ngày kể từ ngày Hòa giải viên được chỉ định. Riêng các vụ việc phức tạp, thời hạn này có thể được kéo dài nhưng không quá 30 ngày… Đặc biệt, các bên có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn hòa giải, đối thoại nhưng không quá 02 tháng…

Luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2021. Toàn văn và bản tổng hợp điểm đáng chú ý của Luật sẽ sớm được LuatVietnam cập nhật trên website.

>> Có bắt buộc phải hòa giải khi giải quyết yêu cầu xin ly hôn?

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

Vì nhiều lý do khác nhau mà người lập di chúc không để lại tài sản của mình cho cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên. Pháp luật dự liệu trước trường hợp này xảy ra trên thực tế nên quy định đối tượng không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế.