Cấm ghi âm, ghi hình trong quá trình hòa giải, đối thoại

Với kết quả chiếm 90,27% tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án chính thức được thông qua vào chiều ngày 16/6/2020.

Nhằm góp phần giải quyết nhanh chóng, hiệu quả các tranh chấp, khiếu kiện trên cơ sở tôn trọng quyền tự định đoạt của cơ quan, tổ chức, cá nhân, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án nêu rõ các nguyên tắc sử dụng trong hòa giải, đối thoại.

Nổi bật nhất trong số các nguyên tắc hòa giải, đối thoại là việc đảm bảo bí mật cho các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải, đối thoại. Cụ thể, tại Điều 4 Luật này nêu rõ:

Trong quá trình hòa giải, đối thoại không được ghi âm, ghi hình, ghi biên bản hòa giải, đối thoại. Việc lập biên bản chỉ được thực hiện để ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại.

Bởi nguyên tắc bao trùm trong hoạt động hòa giải, đối thoại là tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận, thống nhất của các bên, không được ép buộc các bên thỏa thuận, thống nhất trái với ý chí của họ nên việc bảo mật thông tin trong hòa giải, đối thoại là yêu cầu cần thiết.

Chỉ trong trường hợp có sự đồng ý của bên đã cung cấp thông tin thì Hòa giải viên, các bên tham gia hòa giải, đối thoại; cơ quan, tổ chức, cá nhân khác được mời tham gia hòa giải, đối thoại mới được tiết lộ thông tin mà mình biết trong quá trình hòa giải, đối thoại.

Đồng thời, cơ quan, tổ chức, cá nhân cũng không được sử dụng lời trình bày của các bên trong quá trình hòa giải, đối thoại làm chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc trừ các trường hợp:

- Bên trình bày đồng ý sử dụng lời trình bày của mình trong quá trình hòa giải, đối thoại làm chứng cứ;

- Phải sử dụng làm chứng cứ theo quy định của luật.

Nếu cơ quan, tổ chức, cá nhân nào vi phạm các quy định nêu trên thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Cấm ghi âm, ghi hình trong quá trình hòa giải, đối thoại

Cấm ghi âm, ghi hình trong quá trình hòa giải, đối thoại (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, Điều 3 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án còn nêu một số nguyên tắc đáng chú ý nữa gồm:

- Nội dung thỏa thuận hòa giải, thống nhất đối thoại không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ, không xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;

- Phương thức hòa giải, đối thoại được tiến hành linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế, đặc điểm của mỗi loại vụ việc;

- Tiếng nói và chữ viết trong hòa giải, đối thoại là tiếng Việt. Tuy nhiên, những người tham gia hòa giải, đối thoại có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình. Nếu người tham gia hòa giải, đối thoại là người khuyết tật thì phải có người biết ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật để dịch lại;

- Bảo đảm bình đẳng giới, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em trong hòa giải, đối thoại tại Tòa án.

Luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.

>> Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án chính thức được thông qua

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Hộ khẩu KT3 có được coi là đúng tuyến để học trường công?

Hộ khẩu KT3 có được coi là đúng tuyến để học trường công?

Hộ khẩu KT3 có được coi là đúng tuyến để học trường công?

Đối với học sinh đầu cấp, đặc biệt tại các thành phố lớn, việc được xác định là “đúng tuyến” hay “trái tuyến” có ý nghĩa rất quan trọng trong việc có được học trường công lập hay không. Vậy, KT3 có được coi là "đúng tuyến" để trẻ đi học?