Phòng Covid-19: Ai phải cách ly tại nhà, ai phải cách ly tập trung?

Hiện nay, Việt Nam vẫn đang áp dụng có hiệu quả biện pháp cách ly, khoanh vùng các ổ dịch để phòng tránh Covid-19 lây lan trong cộng đồng. Trong đó, người có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 có thể bị cách ly tập trung hoặc tự cách ly tại nhà.

 

Đối tượng cách ly Covid-19 tại nhà

Bộ y tế đã ban hành hướng dẫn cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú phòng chống dịch COVID-19 kèm theo Quyết định số 879/QĐ-BYT ngày 13/02/2020. Theo đó, đối tượng phải tự cách ly y tế để ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 ra cộng đồng là:

- Người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với trường hợp bệnh xác định hay còn gọi là F2, F3, F4,…

- Người thuộc đối tượng cách ly tập trung có kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế;

- Các đối tượng khác theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hoặc Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 và tùy theo diễn biến cụ thể của dịch bệnh Bộ Y tế tiếp tục hướng dẫn.

Về địa điểm cách ly, hướng dẫn cách ly của Bộ y tế cũng quy định, các đối tượng trên có thể tự cách ly y tế tại nhà, nơi ở, nơi lưu trú: nhà riêng; căn hộ chung cư; nhà ở tập thể; phòng ký túc xá trường học, khu công nghiệp, xí nghiệp; phòng nghỉ khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ và các phòng lưu trú của các cơ quan, đơn vị trong thời gian 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc lần cuối với nguồn nghi ngờ truyền nhiễm.

Đồng thời, trong thời gian tự cách ly, người cách bị cách ly phải tuân thủ các quy định bắt buộc như:

- Chấp hành việc tự cách ly tại nơi ở, nơi lưu trú đúng thời gian quy định và có cam kết với chính quyền địa phương;

- Tự đo thân nhiệt và tự theo dõi sức khỏe hàng ngày. Ghi lại kết quả đo và tình trạng sức khỏe chung vào phiếu theo dõi sức khỏe hàng ngày. Thông báo hàng ngày cho nhân viên y tế cấp xã về kết quả đo nhiệt độ và tình hình sức khỏe của bản thân;

- Thông báo ngay cho nhân viên y tế cấp xã được phân công phụ trách theo dõi ngay khi có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: sốt, ho, đau họng, khó thở;

- Hạn chế ra khỏi phòng riêng, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người trong gia đình, nơi lưu trú cũng như những người khác;

- Thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn khác. Không dùng chung các đồ dùng vật dụng cá nhân: bát, đũa, thìa, cốc, bàn chải đánh răng, khăn mặt...

- Thu gom khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng vào túi đựng rác thải riêng để xử lý theo quy định...

Xem thêm: Infographic: F0, F1, F2, F3... liên quan đến Covid-19 là ai?

doi tuong cach ly covid-19
Đối tượng cách ly Covid-19 (Ảnh minh họa)

 

Đối tượng phải cách ly tập trung

Theo hướng dẫn cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung phòng chống dịch COVID-19 ban hành kèm Quyết định số 878/QĐ-BYT ngày 12/3/2020, những đối tượng phải cách ly tập trung để để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh ra cộng đồng bao gồm:

- Người đi về hoặc từng qua vùng có dịch của quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch COVID-19 (theo thông tin của Bộ Y tế);

- Người tiếp xúc gần với trường hợp xác định mắc COVID-19. Cụ thể, theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 ban hành kèm Quyết định số 2008/QĐ-BYT ngày 26/4/2021, người tiếp xúc gần bao gồm:

+ Người tiếp xúc tại các cơ sở y tế, bao gồm: trực tiếp chăm sóc người bệnh COVID-19; làm việc cùng với nhân viên y tế mắc COVID-19; tới thăm người bệnh hoặc ở cùng phòng bệnh có người bệnh mắc COVID-19.

+ Tiếp xúc trực tiếp trong khoảng cách ≤ 2 mét với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định mắc COVID-19 trong thời kỳ mắc bệnh.

+ Sống cùng nhà với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định mắc COVID- 19 trong thời kỳ mắc bệnh.

+ Cùng nhóm làm việc, cùng nhóm du lịch, công tác, vui chơi, buổi liên hoan, cuộc họp ... với ca bệnh xác định hoặc ca bệnh nghi ngờ trong thời kỳ mắc bệnh.

+ Di chuyển trên cùng phương tiện (ngồi cùng hàng, trước hoặc sau hai hàng ghế) với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định mắc COVID-19 trong thời kỳ mắc bệnh.

- Các đối tượng khác theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hoặc Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 và tùy theo diễn biến cụ thể của dịch bệnh thì Bộ Y tế tiếp tục có hướng dẫn tiếp theo.

Về thời gian cách ly tập trung, căn cứ Công điện số 600/CĐ-BCĐ ngày 05/5/2021 của Bộ Y tế, những người thuộc đối tượng cách ly tập trung phải cách ly ít nhất 21 ngày liên tục tại khu cách ly tập trung kể từ ngày vào khu cách ly hoặc tiếp xúc lần cuối với người nhiễm Covid-19.

Đồng thời, tiến hành lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 ít nhất 3 lần vào ngày đầu, ngày thứ 14 và ngày thứ 20 trong thời gian cách ly tập trung.

Ngoài ra, cũng theo Công điện 600, sau khi hết cách ly tập trung, người bị cách ly vẫn phải tiếp tục theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú 07 ngày và tiến hành lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 vào ngày thứ 07 (tính từ ngày kết thúc cách ly tập trung).

Trên đây là quy định về các đối tượng phải cách ly y tế. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Người cách ly tập trung phải trả chi phí như thế nào?

>> Những dấu hiệu cho thấy nhiễm Covid-19 chủng mới

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.

Những điều người lao động "hỏi", doanh nghiệp nhất định phải "nói"

Những điều người lao động

Những điều người lao động "hỏi", doanh nghiệp nhất định phải "nói"

Theo pháp luật hiện hành, người lao động có nghĩa vụ chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động, tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động. Tuy nhiên, người lao động cũng có quyền được biết các thông tin sau để đảm bảo quyền lợi cho mình.