Người cách ly tập trung phải trả chi phí như thế nào?

Biến thể Covid-19 lây lan nhanh hơn nhiều so với chủng cũ, vì vậy, số người phải đi cách ly tập trung cũng tăng chóng mặt. Vì vậy, thắc mắc của nhiều người là chi phí người dân phải trả khi đi cách ly tập trung là bao nhiêu?
Câu hỏi: Mình đang băn khoăn về chi phí cách ly tập trung mong LuatVietnam cho biết với ạ?

Chào bạn. Về câu hỏi của bạn, LuatVietnam xin hỗ trợ bạn như sau:

Covid-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A

Theo Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007, bệnh truyền nhiễm nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.

Cũng theo Luật này, các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm bệnh bại liệt; bệnh cúm A-H5N1; bệnh dịch hạch; bệnh đậu mùa; bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê - bô - la (Ebola), Lát-sa (Lassa) hoặc Mác-bớc (Marburg); bệnh sốt Tây sông Nin (Nile); bệnh sốt vàng; bệnh tả; bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh.

Tuy nhiên, Quyết định 219/QĐ-BYT đã bổ sung bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV (Covid-19) gây ra vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A. Đây là các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.

Quyết định cũng nêu rõ, các hoạt động phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra được thực hiện theo quy định đối với bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm thuộc nhóm A nêu trên.

chi phi cach ly tap trung
Chi phí cách ly tập trung tại Việt Nam là bao nhiêu? (Ảnh minh họa)

Chi phí cách ly tập trung với người nghi nhiễm Covid-19

Theo Điều 49 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm, người mắc bệnh dịch, người bị nghi ngờ mắc bệnh dịch, người mang mầm bệnh dịch, người tiếp xúc với tác nhân gây bệnh dịch thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế phải được cách ly.

Chế độ đối với người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế được quy định tại Điều 14 Nghị định 101/2010/NĐ-CP, hướng dẫn bởi Thông tư 32/2012/TT-BTC như sau:

- Người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 1 Nghị định này được miễn viện phí (cách ly tại cơ sở y tế, cách ly tại cửa khẩu, cách ly y tế tại các cơ sở, địa điểm khác không phải tại nhà);

- Được cấp không thu tiền: nước uống, khăn mặt, khẩu trang, nước dung dịch rửa tay, dung dịch sát khuẩn miệng, bàn chải đánh răng, xà phòng tắm gội và các vật dụng thiết yếu khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong những ngày cách ly y tế theo định mức sử dụng cho người bị cách ly y tế do Bộ Y tế ban hành;

- Các cơ sở thực hiện cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế có trách nhiệm cung cấp bữa ăn cho người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế bảo đảm kịp thời, thuận lợi. Chi phí tiền ăn do người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế tự chi trả. Ngân sách nhà nước hỗ trợ miễn phí tiền ăn cho các đối tượng là người nghèo (40.000 đồng/ngày).

Tuy nhiên, ngày 29/3/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 37/NQ-CP, quy định người Việt Nam, người nước ngoài đang bị áp dụng biện pháp cách ly y tế tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc tại cơ sở, địa điểm khác (không áp dụng đối với hình thức cách ly tại nhà, nơi lưu trú, khách sạn, resort, doanh nghiệp) được hỗ trợ tiền ăn là 80.000 đồng/ngày trong thời gian cách ly y tế.

Sau đó, đến 15/9/2020, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Công văn số 7713/VPCP-KTTH về việc thu phí cách ly y tế tập trung với trường hợp nhập cảnh vào Việt Nam.

Theo đó:

- Người nhập cảnh vào Việt Nam có nhu cầu cách ly tại khách sạn, resort… và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận: Tự chi trả các chi phí ăn, ở, sinh hoạt trong thời gian cách ly theo mức giá do địa điểm cách ly quy định (áp dụng từ ngày 24/8/2020);

- Từ ngày 01/9/2020, người nhập cảnh vào Việt Nam cách ly tập trung tại doanh trại quân đội, các trường quân đội, cơ sở khác do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chỉ định phải tự chi trả chi phí tiền ăn là 80.000 đồng/ngày; Chi phí phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong những ngày cách ly là 40.000 đồng/ngày.

Xem thêm: Chỉ người nước ngoài được cách ly ở khách sạn, khu nghỉ dưỡng

Như vậy, mức phí cách ly tập trung phụ thuộc đối tượng cách ly y tế. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người lao động thời vụ, đặc biệt là những bạn sinh viên làm việc thời vụ, part-time thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc nêu trên.

Mua đất nhưng diện tích bị thiếu so với Sổ đỏ, phải làm gì?

Mua đất nhưng diện tích bị thiếu so với Sổ đỏ, phải làm gì?

Mua đất nhưng diện tích bị thiếu so với Sổ đỏ, phải làm gì?

Việc mua đất nhưng diện tích bị thiếu so với Sổ đỏ xảy ra khá phổ biến vì nhiều người chỉ căn cứ vào diện tích trên Sổ đỏ mà không tính theo thực tế. Trường hợp hợp đồng không quy định phương án xử lý thì bên nhận chuyển nhượng sẽ bị thiệt nếu diện tích nhỏ hơn Sổ đỏ.