Những điều người lao động "hỏi", doanh nghiệp nhất định phải "nói"

Theo pháp luật hiện hành, người lao động có nghĩa vụ chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động, tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động. Tuy nhiên, người lao động cũng có quyền được biết các thông tin sau để đảm bảo quyền lợi cho mình.


10 nội dung doanh nghiệp phải công khai với người lao động

Khoản 1 Điều 43 Nghị định 145/2020/NĐ-CP đã liệt kê cụ thể các nội dung mà người sử dụng lao động bắt buộc phải công khai cho người lao động biết, đó là:

1 - Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động.

2 - Nội quy lao động.

3 - Thang lương, bảng lương, định mức lao động.

4 - Nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của người sử dụng lao động liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động.

5 - Các thỏa ước lao động tập thế mà người sử dụng lao động tham gia.

6 - Việc trích lập, sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và các quỹ do người lao động đóng góp (nếu có).

7 - Việc trích nộp kinh phí công đoàn.

8 - Việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

9 - Tình hình thực hiện thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động.

10 - Nội dung khác theo quy định của pháp luật.

Theo đó, doanh nghiệp có trách nhiệm công khai các thông tin trên đến với những người lao động mà mình đang sử dụng.

noi dung nguoi su dung lao dong phai cong khai

Thông tin doanh nghiệp phải công khai cho người lao động (Ảnh minh họa)


Doanh nghiệp phải công khai thông tin theo hình thức nào?

Khoản 2 Điều 43 Nghị định 145/2020/NĐ-CP đã chỉ ra các hình thức công khai các nội dung về lao động, bảo hiểm tại doanh nghiệp, bao gồm:

1 - Niêm yết công khai tại nơi làm việc;

2 - Thông báo tại các cuộc họp, các cuộc đối thoại giữa người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động;

3 - Thông báo bằng văn bản cho tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để thông báo đến người lao động;

4 - Thông báo trên hệ thống thông tin nội bộ;

5 - Hình thức khác mà pháp luật không cấm.

Theo Bộ luật Lao động năm 2019 và quy định nêu trên, tùy nội dung mà người sử dụng lao động phải công khai theo từng hình thức cụ thể hoặc lựa chọn một trong các hình thức trên và phải thể hiện trong quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc. Cụ thể:

Stt

Nội dung

Hình thức công khai

1

Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động

Tùy chọn hình thức, nếu nằm trong nội dung đối thoại thì phải công bố công khai tại nơi làm việc

2

Nội quy lao động

Niêm yết ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc

3

Thang lương, bảng lương, định mức lao động

Công bố công khai tại nơi làm việc

4

Nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động

Công bố công khai tại nơi làm việc nếu nằm trong nội dung đối thoại tại nơi làm việc

5

Các thỏa ước lao động tập thế

Công bố cho người lao động biết

6

Việc trích lập, sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và các quỹ do người lao động đóng góp (nếu có)

Công bố công khai tại nơi làm việc đối với quy chế thưởng, nội dung còn lại có thể lựa chọn hình thức công khai

7

Việc trích nộp kinh phí công đoàn

Tùy chọn hình thức

8

Việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

Tùy chọn hình thức

9

Tình hình thực hiện thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động

Tùy chọn hình thức, quyết định kỷ luật

10

Nội dung khác theo quy định của pháp luật

Theo hình thức cụ thể được quy định hoặc tùy chọn


Mức phạt nếu không công khai thông tin cho người lao động

Căn cứ Nghị định 28/2020/NĐ-CP, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính nếu không công khai cho người lao động những nội dung sau:

Hành vi

Mức phạt đối với người sử dụng lao động

Cá nhân

Tổ chức

Không công bố công khai tại nơi làm việc thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng

02 - 05 triệu đồng

(Điểm a khoản 1 Điều 16)

04 - 10 triệu đồng

(Điểm b khoản 3 Điều 5)

Không thông báo công khai hoặc không niêm yết những nội dung chính của nội quy lao động ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc.

500.000 - 01 triệu đồng

(Khoản 1 Điều 18)

01 - 02 triệu đồng

(Điểm b khoản 3 Điều 5)

Không niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp

500.000 - 01 triệu đồng

(Điểm a khoản 2 Điều 38)

01 - 02 triệu đồng

(Điểm b khoản 3 Điều 5)

Trên đây là thông tin về những nội dung người sử dụng lao động phải công khai với người lao động. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Người lao động được tham gia xây dựng thang lương, bảng lương 

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025

Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025

Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025

Báo cáo y tế lao động là văn bản mà cơ sở y tế nộp cho cơ quan có thẩm quyền để báo cáo tình trạng sức khỏe của người lao động, các biện pháp y tế đã thực hiện và các dữ liệu liên quan khác. Bài viết dưới đây sẽ cập nhật Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025 để các cơ sở theo dõi thực hiện.

Mẫu biên bản đối thoại định kỳ tại nơi làm việc năm 2021

Mẫu biên bản đối thoại định kỳ tại nơi làm việc năm 2021

Mẫu biên bản đối thoại định kỳ tại nơi làm việc năm 2021

Nhằm xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong từng doanh nghiệp, việc đối thoại là điều cần thiết. Dưới đây, LuatVietnam sẽ cung cấp mẫu biên bản đối thoại định kì tại nơi làm việc mới nhất theo quy định tại Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019.