Phân biệt phạm tội chưa đạt và tự ý nửa chừng chấm dứt phạm tội

Phạm tội chưa đạt và tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là hai trường hợp hoàn toàn khác biệt nhưng lại rất dễ bị nhầm lẫn. Vậy hai hành vi này có điểm gì giống và khác nhau?


1. So sánh phạm tội chưa đạt và tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

Theo pháp luật Hình sự, phạm tội chưa đạt và tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội đều là các trường hợp tội phạm không được thực hiện đến cùng. Tức hậu quả gây nguy hiểm cho xã hội chưa xảy ra.

Tuy nhiên, có thể phân biệt phạm tội chưa đạt và tự ý nửa chừng chấm dứt phạm tội theo các tiêu chí sau:

Phạm tội chưa đạt

Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

Cơ sở pháp lý

Điều 15 Bộ luật Hình sự 2015

 Điều 16 Bộ luật Hình sự 2015

 Khái niệm

Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội

(Điều 15 Bộ luật Hình sự)

Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.

(Điều 16 Bộ luật Hình sự)

Nguyên nhân chấm dứt thực hiện tội phạm

Đối với hành vi phạm tội chưa đạt, việc người phạm tội không tiếp tục thực hiện tội phạm nữa là do nguyên nhân khách quan, ngoài ý muốn (chứ không phải do chủ quan như tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội) khiến cho hành vi phạm tội không thể thực hiện được đến cùng.

- Phạm tội chưa đạt được chia làm 02 dạng:

+ Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành: Người phạm tội vì những nguyên nhân khách quan mà chưa thực hiện hết các hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả của tội phạm, do đó, hậu quả của tội phạm đã không xảy ra.

+ Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành: Người phạm tội đã thực hiện được hết những hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả, nhưng hậu quả đã không xảy ra do nguyên nhân ngoài ý muốn.

Hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội xuất phát từ ý chí chủ quan của bản thân người thực hiện. Trong đó:

- Việc chấm dứt ý định hoặc hành vi phạm tội phải “tự nguyện” và “dứt khoát”, tức người đó phải hoàn toàn từ bỏ ý định phạm tội hoặc hành vi phạm tội mà họ đã bắt đầu, chứ không phải tạm thời dừng lại chốc lát để chờ cơ hội, điều kiện thuận lợi khác hay chuẩn bị kỹ lưỡng và đầy đủ hơn công cụ, phương tiện phạm tội sẽ tiếp tục phạm tội;

- Việc chấm dứt thực hiện tội phạm phải và chỉ xảy ra trong trường hợp tội phạm được thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội và giai đoạn phạm tội chưa đạt;

- Điều kiện khách quan không có gì ngăn cản việc thực hiện tội phạm, nếu người phạm tội muốn thực hiện tội phạm, họ hoàn toàn có thể tiến hành được.

Do họ tự đưa ra quyết định không tiếp tục thực hiện tội phạm nên ở góc độ nào đó, hành vi này được xem là đã mất tính nguy hiểm cho xã hội. 

Hậu quả pháp lý

Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.

(Điều 15 Bộ luật Hình sự)

Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm.

Nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

(Điều 16 Bộ luật Hình sự)

Ví dụ minh họa

A đã lên kế hoạch giết B là hàng xóm bằng cách hạ thuốc độc.

Trong lúc chuẩn bị thuốc độc, B phát hiện và nghi ngờ nên đã báo công an.

A đã lên kế hoạch giết B là hàng xóm bằng cách hạ thuốc độc.

Trong lúc chuẩn bị thuốc độc, do nghĩ đến con nhỏ, lo sợ hành vi của mình nếu phát hiện có thể phải đi tù nên A không hạ độc nữa.

phan biet pham toi chua dat va tu y cham dut pham toiPhân biệt phạm tội chưa đạt và tự ý nửa chừng chấm dứt phạm tội (Ảnh minh họa)

2. Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt

Việc quyết định hình phạt với trường hợp phạm tội chưa đạt được quy định tại Điều 57 Bộ luật Hình sự như sau:

- Hình phạt áp dụng đối với hành vi phạm tội chưa đạt được quyết định theo các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng.

- Nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm.

- Nếu điều luật được áp dụng có hình phạt cao nhất là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá 3/4 mức phạt tù mà điều luật quy định.

Trên đây là một số thông tin phân biệt phạm tội chưa đạt và tự ý nửa chừng chấm dứt phạm tội. Nếu có thắc mắc liên quan, bạn đọc liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Khi nào coi là "phạm tội chưa đạt"? Mức phạt thế nào?

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Từ 01/01/2025 mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ tăng nặng. Người điều khiển phương tiện cũng cẩn thận, “dè chừng” hơn khi lưu thông. Một trong những vướng mắc nhiều người gửi về LuatVietnam đó là vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị phạt?