Phân biệt đình chỉ và tạm đình chỉ giải quyết vụ án hình sự

Đình chỉ và tạm đình chỉ là các quyết định mà cơ quan tiến hành tố tụng thường xuyên sử dụng khi tiến hành giải quyết vụ án hình sự. Vậy đình chỉ và tạm đình chỉ vụ án hình sự có gì khác nhau?

Sau đây là các đặc điểm khác nhau giữa đình chỉ và tạm đình chỉ giải quyết vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2021:

phan biet dinh chi va tam dinh chi vu an hinh su
Phân biệt đình chỉ và tạm đình chỉ vụ án hình sự (Ảnh minh họa)

Tiêu chí

Tạm đình chỉ

Đình chỉ

Khái niệm

Tạm đình chỉ là quyết định tạm ngừng mọi hoạt động tố tụng đối với vụ án.

Đình chỉ là quyết định chấm dứt mọi hoạt động tố tụng đối với vụ án.

Hậu quả pháp lý

Tạm thời chấm dứt hoạt động tố tụng cho đến khi có quyết định phục hồi.

Chấm dứt hoạt động tố tụng.

Căn cứ áp dụng trong giai đoạn điều tra

- Khi chưa xác định được bị can hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu nhưng đã hết thời hạn điều tra vụ án;

- Khi có kết luận giám định tư pháp xác định bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo thì có thể tạm đình chỉ điều tra trước khi hết thời hạn điều tra;

- Khi trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp chưa có kết quả nhưng đã hết thời hạn điều tra;

- Khi không thể kết thúc điều tra vì lý do bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh nhưng đã hết thời hạn điều tra.

(theo khoản 1 Điều 229 Bộ luật Tố tụng hình sự)

- Có một trong các căn cứ:

+ Trường hợp chỉ khởi tố theo yêu cầu của người bị hại nhưng người yêu cầu khởi tố đã rút rút đơn, trừ trường hợp có căn cứ xác định rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức;

+ Có căn cứ không khởi tố vụ án hình sự tại Điều 157 của Bộ luật Hình sự;

+ Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, có căn cứ miễn trách nhiệm hình sự…

- Đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm.

(theo Điều 230 Bộ luật Tố tụng hình sự)

Căn cứ áp dụng trong giai đoạn truy tố

- Khi có kết luận giám định tư pháp xác định bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo;

- Khi bị can bỏ trốn mà không biết rõ bị can đang ở đâu nhưng đã hết thời hạn quyết định việc truy tố;

- Khi trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp mà chưa có kết quả nhưng đã hết thời hạn quyết định việc truy tố;

- Khi không thể tiến hành các hoạt động tố tụng để quyết định việc truy tố vì lý do bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh nhưng đã hết thời hạn quyết định việc truy tố.

(theo Điều 247 Bộ luật Tố tụng Hình sự)

- Trường hợp chỉ khởi tố theo yêu cầu của người bị hại nhưng người yêu cầu khởi tố đã rút rút đơn, trừ trường hợp có căn cứ xác định rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức;

- Vụ án đã được khởi tố, điều tra nhưng quá trình điều tra đã xác định được vụ án đó thuộc trường hợp không được khởi tố vì có một trong các căn cứ sau:

+ Không có sự việc phạm tội;

+ Hành vi không cấu thành tội phạm;

+ Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;

+ Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;

+ Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;

+ Tội phạm đã được đại xá;

+ Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác;

- Khi có căn cứ cho rằng người phạm tội đã tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.

- Có căn cứ miễn trách nhiệm hình sự…

(theo Điều 248 Bộ luật Tố tụng hình sự)

Căn cứ áp dụng trong giai đoạn chuẩn bị xét xử

- Khi có kết luận giám định tư pháp xác định bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo;

- Khi trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp chưa có kết quả nhưng đã hết thời hạn điều tra;

- Không biết rõ bị can, bị cáo đang ở đâu mà đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử;  

- Chờ kết quả xử lý văn bản pháp luật mà Tòa án kiến nghị.

(theo Điều 281 Bộ luật Tố tụng Hình sự)

- Người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức;

- Vụ án đã được khởi tố, điều tra nhưng quá trình điều tra đã xác định được vụ án đó thuộc trường hợp không được khởi tố:

+ Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;

+ Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;

+ Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;

+ Tội phạm đã được đại xá;

+ Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác;

+ Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 của Bộ luật hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố. 

(theo Điều 282 Bộ luật Tố tụng hình sự)

Trên đây là những quy định chung phân biệt đình chỉ và tạm đình chỉ vụ án hình sự. Nếu có vướng mắc về lĩnh vực hình sự, bạn có thể gọi 1900.6192 để LuatVietnam hỗ trợ chi tiết.

>> Điểm mới của Bộ luật Tố tụng Hình sự sửa đổi 2021

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.

Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025

Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025

Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025

Ngày 15/11/2024, Bộ Giao thông Vận tải ban hành Thông tư 36/2024/TT-BGTVT về quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ. Dưới đây là quy định liên quan về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025.