4 lỗi vi phạm trong lĩnh vực giao thông không bị phạt tiền

Đa phần các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ đều sẽ bị phạt tiền, một số trường hợp còn bị xử phạt bổ sung. Tuy nhiên có những lỗi người vi phạm có thể sẽ không bị phạt tiền.


Các hình thức xử phạt vi phạm giao thông

Căn cứ Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính và đối chiếu với quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông bao gồm:

- Cảnh cáo;

- Phạt tiền;

- Tước giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn/đình chỉ hoạt động có thời hạn;

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Trong đó, đối với hành vi vi phạm giao thông thì phạt cảnh cáo và phạt tiền là hình thức xử phạt chính, các hình thức còn lại là hình thức xử phạt bổ sung.

Lưu ý:

Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính nhưng có thể bị áp dụng một/nhiều hình thức xử phạt bổ sung.

Hình thức xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính. 

>> Tổng đài tư vấn về pháp luật giao thông 1900.6192

loi vi pham giao thong khong bi phat tien
Lỗi vi phạm giao thông không bị phạt tiền có thể chỉ phạt cảnh cáo (Ảnh minh họa)

4 lỗi vi phạm giao thông không bị phạt tiền 

Như đã nêu ở trên thì ngoài hình thức phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông còn có thể bị xử phạt cảnh cáo.

Theo đó, cảnh cáo được áp dụng đối với:

- Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo; hoặc

- Mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi - dưới 16 tuổi thực hiện.

Qua đây, có thể thấy, cảnh cáo là hình thức xử phạt hành chính nhẹ nhất, chủ yếu mang tính chất nhắc nhở, khiển trách nhằm mục đích giáo dục tránh tái phạm.

Căn cứ Nghị định 100/2019, các vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ dưới đây có thể chỉ bị xử phạt cảnh cáo:

Trường hợp 1: Người từ đủ 14 tuổi - dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô/điều khiển xe ô tô, máy kéo, các loại xe tương tự xe ô tô (khoản 1 Điều 21).

Trường hợp 2: Chăn dắt súc vật ở mái đường; buộc súc vật vào hàng cây hai bên đường hoặc vào cọc tiêu, biển báo, rào chắn, các công trình phụ trợ của giao thông đường bộ (điểm a khoản 1 Điều 15).

Trường hợp 3: Tự ý leo trèo lên mố, trụ, dầm cầu (điểm b khoản 1 Điều 15).

Trường hợp 4: Thi công trên đường bộ đang khai thác không treo biển báo thông tin công trình hoặc treo biển báo thông tin không đầy đủ nội dung theo quy định (khoản 1 Điều 13).

Nếu thực hiện một trong các hành vi nêu trên, cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính không lập biên bản. Quyết định xử phạt được giao cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt 01 bản.

Đặc biệt, trường hợp người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi - dưới 16 tuổi bị xử phạt cảnh cáo thì quyết định xử phạt còn được gửi cho cha mẹ/người giám hộ của người đó.

Trên đây là các lỗi vi phạm giao thông không bị phạt tiền, nếu cần hỗ trợ thêm, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 .

Đánh giá bài viết:
(39 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là một hành vi xảy ra khi doanh nghiệp cố tình tăng giá, khai báo sai giá trị hoặc sử dụng các thủ thuật không minh bạch để trục lợi từ người tiêu dùng. Vậy gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp có hành vi gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?