Sắp tới, người dân Hà Nội tiêm vắc xin phòng Covid-19 thế nào?

Hiện nay, tình hình Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp. Kéo theo đó, nhu cầu tiêm vắc xin của người dân ngày một cao. Vậy việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 của người dân Hà Nội được thực hiện thế nào?


Chỉ tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho người từ 18 - 65 tuổi?

Theo Kế hoạch số 118/KH-UBND ngày 07/5/2021, Hà Nội đặt ra mục tiêu 95% đối tượng nguy cơ và người dân trên địa bàn Thành phố được tiêm đủ mũi vắc xin phòng Covid-19 theo từng đợt phân bổ vắc xin.

Hiện nay, Việt Nam đang có các loại vắc xin của 04 hãng Astra Zeneca, Pfizer, Modema và Sinopharm. Trong đó, những đối tượng được chỉ định tiêm là người từ 18 tuổi trở lên. Riêng vắc xin AstraZeneca thì chỉ tiêm cho người từ 18-65 tuổi. Người trên 65 tuổi, người có bệnh lý nền, bệnh mạn tính cần cẩn trọng khi tiêm loại vắc xin này.

Đồng thời, tại Phương án số 170/PA-UBND, Ủy ban nhân dân (UBND) TP. Hà Nội nhận định, còn phải căn cứ vào hướng dẫn của Bộ Y tế và nhà sản xuất để điều chỉnh độ tuổi tiêm chủng phù hợp theo từng thời điểm.

Do đó, độ tuổi tối thiểu để tiêm vắc xin phòng Covid-19 tại Hà Nội là từ 18 tuổi trở lên và căn cứ vào từng loại vắc xin tại thời điểm tiêm chủng để Thành phố quyết định độ tuổi tối đa được tiêm vắc xin.

 

Ai được ưu tiên tiêm vắc xin phòng Covid-19 tại Hà Nội?

Về đối tượng được ưu tiên tiêm chủng vắc xin tại Hà Nội, Phương án 170 quy định thứ tự thực hiện theo Nghị quyết số 21 của Chính phủ và mở rộng sang các đối tượng khác. Cụ thể gồm 13 đối tượng sau:

- Lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch, gồm nhân viên y tế; thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch; tổ Covid cộng đồng, tình nguyện viên, phóng viên; lực lượng Quân đội; Công an…

- Nhân viên, cán bộ Ngoại giao của Việt Nam và thân nhân được cử đi nước ngoài; Hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh.

- Cán bộ, người lao động của các cơ quan, đơn vị đã tích cực tham gia vào các hoạt động phòng chống dịch, các đơn vị hỗ trợ cho công tác phòng chống dịch bệnh.

- Người cung cấp dịch vụ thiết yếu: Hàng không, vận tải, du lịch; cung cấp dịch vụ điện, nước, ngân hàng, kho bạc…

- Giáo viên, người thường xuyên tiếp xúc với nhiều người…

- Người được cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài.

- Công nhân tại các Khu Công nghiệp, Khu Chế xuất, Cụm Công nghiệp, điểm công nghiệp.

- Người mắc các bệnh mạn tính; người trên 65 tuổi; người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội.

- Người sinh sống ở các khu vực có dịch.

- Các chức sắc, chức việc tôn giáo.

- Lao động phổ thông thường xuyên tiếp xúc với nhiều người tại nơi tập trung đông người như lái xe taxi, xe ôm, bốc vác, đánh giầy, bán hàng rong...

- Người làm việc trong trại giam, trại tạm giam và phạm nhân.

- Các đối tượng khác theo yêu cầu phòng, chống dịch tại thời điểm cụ thể và diễn biến dịch bệnh.


Người Hà Nội sẽ được tiêm những loại vắc xin nào?

Hiện nay, Bộ Y tế đang khẩn trương triển khai ký kết hợp đồng mua vắc xin từ các nhà sản xuất, theo đó số lượng vắc xin từ nguồn mua, nguồn tài trợ của Tổ chức Y tế Thế giới và nguồn viện trợ của các nước.

Tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã phê duyệt có điều kiện và mua các vắc xin cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 gồm:

- Comirnaty của Pfizer tại Quyết định số 2908/QĐ-BYT.

- Vero Cell, Inactivated của Trung Quốc tại Quyết định số 2763/QĐ-BYT.

- Gam-COVID-Vac (tên khác là SPUTNIK V) của Nga tại Quyết định số 1654/QĐ-BYT.

- Spikevax (tên khác là: Covid-19 Vaccine Moderna) tại Quyết định số 3122/QĐ-BYT.

- Vaccine AstraZeneca tại Quyết định 983/QĐ-BYT.

- BNT162 của Pfizer theo Nghị quyết số 73/NQ-CP.

- AZD1222 do AstraZeneca tại Nghị quyết 61/NQ-CP.

Do đó, việc tiêm loại vắc xin nào sẽ căn cứ vào việc Bộ Y tế phân bổ cũng như nguồn cung ứng vắc xin do nhập khẩu và sản xuất trong nước của TP. Hà Nội.

Sắp tới, người dân Hà Nội tiêm vắc xin phòng Covid-19 thế nào?

Sắp tới, người dân Hà Nội tiêm vắc xin phòng Covid-19 thế nào? (Ảnh minh họa)


Sẽ thực hiện đến 200.000 mũi tiêm/ngày?

Theo kế hoạch, TP. Hà Nội sẽ triển khai tiêm chủng trong năm 2021 và năm 2022 với mục tiêu đặt ra là tiêm đủ mũi theo từng đợt phân bổ vắc xin cho 95% đối tượng nguy cơ và người dân trên địa bàn.

Hiện nay, theo thống kê, trong năm 2021, nước ta sẽ có khoảng 120 triệu liệu vắc xin từ nhiều nguồn. Do đó, khi vắc xin được Bộ Y tế phân bổ cho Hà Nội với số lượng lớn, UBND TP. Hà Nội cần phải xây dựng ngay phương án có thể thực hiện tối đa 200.000 mũi tiêm/ngày:

- Khi nguồn vắc xin chưa đủ: ưu tiên cho các quận, huyện, thị xã có ca F0, có nhiều khu công nghiệp, mật độ dân cư cao, nhiều địa điểm tập trung đông người, nhiều trường học, cửa ngõ giao thông đi lại, có khu cách ly tập trung…

- Khi có đủ vắc xin: Triển khai đồng loạt trên toàn Thành phố.


Mỗi người được tiêm đủ 2 mũi vắc xin cùng loại

Đây là một trong những nguyên tắc phân bổ vắc xin nêu tại Phương án số 170. Cụ thể, căn cứ vào số lượng và chủng loại vắc xin TP. Hà Nội được Bộ Y tế phân bổ, người dân trên địa bàn Hà Nội được tiêm vắc xin như sau:

- Vắc xin có hạn sử dụng ngắn sẽ được sử dụng tiêm trước. Tại một thời điểm chỉ phân bổ 01 loại vắc xin. Khi tiêm hết loại này mới chuyển sang loại khác.

- Mũi tiêm thứ nhất được tiêm bằng loại vắc xin nào thì mũi thứ hai cũng được tiêm bằng loại vắc xin đó. Riêng với mũi thứ nhất tiêm bằng vắc xin của AstraZeneca thì có thể tiêm mũi hai bằng vắc xin của Pfizer sau khoảng 08 - 12 tuần.

Đặc biệt: Phải dự trù đảm bảo tiêm đủ 02 mũi vắc xin cùng loại cho một người.


Sẽ tổ chức điểm tiêm chủng vắc xin Covid-19 lưu động?

Cũng tại Phương án này, UBND TP. Hà Nội đưa ra hai hình thức tổ chức tiêm chủng cho người dân:

- Tiêm chủng tại các địa điểm cố định như trạm y tế, bệnh viện, cơ sở tiêm chủng dịch vụ, phòng khám đa khoa trong và ngoài công lập nếu những địa điểm này đủ điều kiện (dự kiến 604 điểm).

- Tiêm chủng tại các điểm tiêm chủng lưu động: Có thể được bố trị tại trường học, cơ quan, công sở, khu công nghiệp, xí nghiệp, nhà văn hóa, nhà thi đấu thể thao… (dự kiến 596 điểm).

Dù tiêm chủng bằng hình thức nào thì cũng phải đảm bảo an toàn tuyệt đối. Đồng thời, sẽ có 100 tổ cấp cứu từ các bệnh viện trên địa bàn hỗ trợ các điểm tiêm chủng này.

Như vậy, hiện nay, UBND TP. Hà Nội mới chỉ đưa ra Phương án đáp ứng tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 sớm nhất, nhanh nhất và an toàn nhất. Khi chính thức triển khai tiêm chủng còn cần phải căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương cũng như số lượng vắc xin được phân bổ để điều chỉnh phù hợp.

Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Chiến dịch tiêm chủng vắc xin Covid-19 tại Việt Nam

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.

Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025

Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025

Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025

Ngày 15/11/2024, Bộ Giao thông Vận tải ban hành Thông tư 36/2024/TT-BGTVT về quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ. Dưới đây là quy định liên quan về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025.

Ai được phép triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường?

Ai được phép triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường?

Ai được phép triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường?

Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông là “đặc sản” của công ty cổ phần. Ngoài những cuộc họp được tổ chức thường niên, còn có những cuộc họp được tổ chức bất thường do một số đối tượng có thẩm quyền trong công ty triệu tập

Người nước ngoài cần điều kiện gì để được làm việc ở Việt Nam?

Người nước ngoài cần điều kiện gì để được làm việc ở Việt Nam?

Người nước ngoài cần điều kiện gì để được làm việc ở Việt Nam?

Bên cạnh việc sử dụng lao động tại Việt Nam, do tính chất của công việc, nhiều doanh nghiệp còn phải thuê thêm người lao động ở nước ngoài về để làm việc. Vậy lao động nước ngoài cần điều kiện gì để được làm việc tại Việt Nam?