Trở thành tiến sĩ "dễ hơn" từ 15/8/2021?

Quy chế tuyển sinh và đào tạo tiến sĩ ban hành kèm Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 15/8/2021. Trong đó, nhiều ý kiến cho rằng, các tiêu chuẩn tại Quy chế mới đã được nới lỏng khiến việc trở thành tiến sĩ sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Điều kiện dự tuyển tiến sĩ

Tại Điều 7 Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ ban hành kèm Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT quy định về điều kiện dự tuyển tiến sĩ như sau:

- Yêu cầu chung đối với người dự tuyển:

+ Đã tốt nghiệp thạc sĩ hoặc tốt nghiệp đại học hạng giỏi trở lên ngành phù hợp, hoặc tốt nghiệp trình độ tương đương bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam ở một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù phù hợp với ngành đào tạo tiến sĩ;

+ Đáp ứng yêu cầu đầu vào theo chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và của chương trình đào tạo tiến sĩ đăng ký dự tuyển;

+ Có kinh nghiệm nghiên cứu thể hiện qua luận văn thạc sĩ của chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu; hoặc bài báo, báo cáo khoa học đã công bố; hoặc có thời gian công tác từ 02 năm (24 tháng) trở lên là giảng viên, nghiên cứu viên của các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ;

+ Có dự thảo đề cương nghiên cứu và dự kiến kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa.

- Người dự tuyển là công dân Việt Nam phải đạt yêu cầu về năng lực ngoại ngữ được minh chứng bằng một trong những văn bằng, chứng chỉ sau:

+ Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do một cơ sở đào tạo nước ngoài, phân hiệu của cơ sở đào tạo nước ngoài ở Việt Nam hoặc cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp cho người học toàn thời gian bằng tiếng nước ngoài;

+ Bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành ngôn ngữ tiếng nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp;

+ Có một trong các chứng chỉ ngoại ngữ quy định tại Phụ lục II của Quy chế này còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ khác tương đương trình độ bậc 4 (theo khung năng ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) do Bộ Giáo dục công bố.

- Người dự tuyển là công dân nước ngoài nếu đăng ký theo học chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ bằng tiếng Việt phải có chứng chỉ tiếng Việt tối thiểu từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài và phải đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ thứ hai do cơ sở đào tạo quyết định, trừ trường hợp là người bản ngữ của ngôn ngữ được sử dụng trong chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.

So với quy định trước đây tại Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ 2017, điều kiện dự tuyển tiến sĩ đã có một số thay đổi về tiêu chuẩn đối với kinh nghiệm nghiên cứu khoa học của người dự tuyển.

Quy định yêu cầu là tác giả 01 bài báo hoặc báo cáo liên quan đến lĩnh vực dự định nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học hoặc kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành có phản biện trong thời hạn 03 năm tại Quy chế năm 2017 đã được sửa đổi, bổ sung.

Trong đó, yêu cầu chứng minh kinh nghiệm thông qua các bài báo, báo cáo khoa học vẫn được giữ. Tuy nhiên, nếu không có bài báo hoặc báo cáo khoa học, người dự tuyển có thể thể hiện kinh nghiệm qua luận văn thạc sĩ của chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu hoặc có thời gian công tác từ 02 năm trở lên là giảng viên, nghiên cứu viên của các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ.

tieu chuan dao tao tien siTiêu chuẩn đào tạo tiến sĩ có dễ hơn? (Ảnh minh họa)

Đánh giá luận án có nhiều thay đổi thuận lợi cho nghiên cứu sinh

Việc đánh giá luận án tiến sĩ được quy định tại Điều 14 Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ ban hành kèm Thông tư 18 như sau:

1. Việc đánh giá luận án tại đơn vị chuyên môn được tổ chức khi nghiên cứu sinh đáp ứng đủ những yêu cầu sau và yêu cầu bổ sung của cơ sở đào tạo đối với từng chương trình đào tạo (nếu có):

a) Đã hoàn thành các học phần trong chương trình đào tạo tiến sĩ;

b) Có bản thảo luận án tiến sĩ được người hướng dẫn hoặc đồng hướng dẫn đồng ý đề xuất được đánh giá ở đơn vị chuyên môn;

c) Là tác giả chính của báo cáo hội nghị khoa học, bài báo khoa học được công bố trong các ấn phẩm thuộc danh mục WoS/Scopus, hoặc chương sách tham khảo do các nhà xuất bản quốc tế có uy tín phát hành, hoặc bài báo đăng trên các tạp chí khoa học trong nước được Hội đồng Giáo sư nhà nước quy định khung điểm đánh giá tới 0,75 điểm trở lên theo ngành đào tạo, hoặc sách chuyên khảo do các nhà xuất bản có uy tín trong nước và quốc tế phát hành; các công bố phải đạt tổng điểm từ 2,0 điểm trở lên tính theo điểm tối đa do Hội đồng Giáo sư nhà nước quy định cho mỗi loại công trình (không chia điểm khi có đồng tác giả), có liên quan và đóng góp quan trọng cho kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án;

d) Yêu cầu tại điểm c khoản này có thể được thay thế bằng minh chứng là tác giả hoặc đồng tác giả của: 01 kết quả nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ đã đăng ký và được cấp bằng độc quyền sáng chế quốc gia, quốc tế; hoặc 01 giải thưởng chính thức của cuộc thi quốc gia, quốc tế được công nhận bởi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với lĩnh vực nghệ thuật và nhóm ngành thể dục, thể thao; có liên quan và đóng góp quan trọng cho kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án.

So với các yêu cầu được áp dụng trước đây, quy định trên đã có một số thay đổi thuận lợi hơn cho nghiên cứu sinh như:

- Chấp nhận công bố khoa học trong nước

Trước đây, yêu cầu để minh chứng cho kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu khoa học của người hướng dẫn và đầu ra của nghiên cứu sinh chỉ công nhận các bài báo, báo cáo khoa học trong danh mục tạp chí World of Sciences (WoS) và Scopus.

Tuy nhiên, quy chế mới đã bổ sung việc chấp nhận các sách chuyên khảo, công bố tại các tạp chí trong nước có chất lượng tốt theo tiêu chuẩn đánh giá của Hội đồng Giáo sư nhà nước nếu nghiên cứu sinh là tác giả chính.

- Được thay thế công bố khoa học bằng sáng chế, giải thưởng quốc gia, quốc tế

Đây là quy định mới được bổ sung trong các yêu cầu để chứng minh kinh nghiệm và kết của nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh.

Xem thêm: Điểm mới trong quy chế tuyển sinh và đào tạo tiến sĩ

Nhiều thay đổi trong Quy chế tuyển sinh và đào tạo, trở thành tiến sĩ có "dễ hơn"?

Có thể thấy, Quy chế tuyển sinh và đào tạo tiến sĩ 2021 có rất nhiều thay đổi quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo tiến sĩ.

Với điểm mấu chốt là công bố các bài báo, báo cáo khoa học xuất bản trong danh mục ISI/Scopus hoặc bài đăng ở hội thảo quốc tế không còn là điều kiện bắt buộc để tốt nghiệp với nghiên cứu sinh, đã có nhiều ý kiến trái chiều đối với Thông tư mới của Bộ Giáo dục.

Trong đó, đa số các quy định mới đều được đánh giá là tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nghiên cứu sinh. Tuy nhiên, việc trở thành tiến sĩ theo Quy chế mới có thực sự dễ hơn hay không vẫn chưa thể khẳng định ngay mà cần thời gian áp dụng trên thực tế để đánh giá.

Trên đây là một số quy định về tiêu chuẩn đào tạo tiến sĩ. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Bổ sung yêu cầu về ngoại ngữ khi thi tiến sĩ từ 15/8/2021

>> Chuẩn chương trình đào tạo đại học từ 07/8/2021

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15

Điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15

Điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15

Nghị định 175 đã tập trung sửa đổi những quy định mâu thuẫn, chồng chéo, cản trở phát triển kinh tế, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật. Dưới đây là điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15.

11 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025

11 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025

11 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025

Từ 01/01/2025, mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mới chính thức bắt đầu được áp dụng. Cùng LuatVietnam cập nhật 11 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025 trong bài viết dưới đây.