Khi nào Việt Nam ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch Corona?

Sau khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu với dịch viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) gây ra, các cơ quan chức năng của Việt Nam cũng đang họp bàn về việc công bố tình trạng dịch bệnh khẩn cấp này.

Dịch Corona là bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm

Mới đây, tại Quyết định 219/QĐ-BYT, Bộ Y tế đã bổ sung bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007.

Đây là loại bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.

Điều này đồng nghĩa với việc, bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus nCoV gây ra có mức độ nguy hiểm tương đương các bệnh bại liệt; cúm A-H5N1; dịch hạch; đậu mùa; sốt xuất huyết do vi rút Ebola, Lassa, Marburg; sốt Tây sông Nile; sốt vàng; tả; viêm đường hô hấp cấp nặng… trước đây.

Khi nào Việt Nam ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch Corona?

Khi nào Việt Nam ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch Corona? (Ảnh minh họa)
 

Việt Nam sẵn sàng công bố tình trạng khẩn cấp

Điều 42 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định, chỉ ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch khi dịch lây lan nhanh trên diện rộng, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người và kinh tế - xã hội của đất nước.

Tính đến thời điểm hiện tại, tại Việt Nam, có 05 người nhiễm vi rút Corona: 02 người bệnh là người Trung Quốc (01 người đã khỏi) và 03 người bệnh là người Việt Nam đang điều trị. Tổng số trường hợp nghi nhiễm là 97 trường hợp, trong đó 65 trường hợp đã xét nghiệm âm tính và 32 trường hợp tiếp tục cách ly, theo dõi.

Ngoài ra, có 43 trường hợp sức khỏe bình thường, không có dấu hiệu sốt, ho nhưng vẫn được cách ly theo dõi do có tiếp xúc gần với người nghi nhiễm Corona.

Trước tình hình đó, tại cuộc họp chiều 30/01/2020 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo và giao Bộ Tư pháp, Bộ Y tế chuẩn bị cơ sở pháp lý để có thể sẵn sàng công bố tình trạng khẩn cấp đối với dịch bệnh này.

Trường hợp có đủ điều kiện theo quy định, Thủ tướng sẽ công bố dịch theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế.

>> Bộ Y tế thành lập 45 Đội cơ động phản ứng nhanh chống dịch nCoV

Thùy Linh

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Từ 01/01/2025 mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ tăng nặng. Người điều khiển phương tiện cũng cẩn thận, “dè chừng” hơn khi lưu thông. Một trong những vướng mắc nhiều người gửi về LuatVietnam đó là vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị phạt?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.