Chuyển sang vùng vàng, việc đi/đến Hà Nội thay đổi thế nào?

Tại Thông báo số 724/TB-UBND, TP. Hà Nội đã đánh giá lại cấp độ dịch từ vùng xanh sang vùng vàng. Vậy khi chuyển cấp độ dịch, việc đi/đến Hà Nội thực hiện thế nào?


Đến TP. Hà Nội cần đáp ứng điều kiện gì mới?

Sau khi công bố toàn TP. Hà Nội trở thành vùng vàng - cấp độ 2 có mức nguy cơ trung bình, Ủy ban nhân dân (UBND) TP. Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 243/KH-UBND. Trong đó, có quy định cụ thể các điều kiện để đến TP. Hà Nội.

Cụ thể, Kế hoạch này nêu rõ, người dân đi lại trong thành phố không bị yêu cầu giấy xét nghiệm mà chỉ xét nghiệm với các đối tượng sau đây:

- Người đến từ các địa bàn có dịch ở cấp độ 4 (vùng đỏ);

- Người cách ly y tế vùng (phong tỏa).

- Trường hợp nghi ngờ, có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3 (vùng cam).

- Người đã tiêm đủ liều vắc xin và người đã hỏi bệnh khi có yêu cầu điều tra dịch tễ; khi cách ly y tế hoặc theo dõi y tế và đến từ các địa bàn có dịch ở cấp độ 4 (vùng đỏ) hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa).

Như vậy, theo Kế hoạch mới nhất này, người dân Hà Nội đi lại sẽ không bị yêu cầu xét nghiệm hay giấy đi đường… và chỉ những đối tượng trên mới cần phải xét nghiệm.

Đồng thời, việc cách ly y tế hiện vẫn thực hiện theo Công văn 17403/SYT-NVY như sau:

- Người từ vùng dịch cấp độ 4 hoặc khu phong tỏa/cách ly y tế:

+ Người đã tiêm đủ vắc xin/đã khỏi bệnh trong 06 tháng: Tự theo dõi sức khỏe tại nhà/nơi lưu trú trong 07 ngày; xét nghiệm 01 lần bằng RT-PCR vào ngày thứ nhất khi tới Hà Nội;

+ Người chưa tiêm đủ liều vắc xin: Cách ly tại nhà/nơi lưu trú 07 ngày, sau đó tiếp tục tự theo dõi tại nhà trong 07 ngày tiếp theo, xét nghiệm 02 lần bằng RT-PCR vào ngày thứ nhất, thứ bảy từ khi tới Hà Nội.

+ Người chưa tiêm vắc xin: Cách ly tại nhà/nơi lưu trú 14 ngày; tự theo dõi 14 ngày tiếp theo; xét nghiệm 03 lần bằng RT vào ngày thứ nhất, thứ bảy và thứ 14 kể từ khi tới Hà Nội.

- Người từ vùng dịch cấp độ 3: Người đã tiêm đủ liều hoặc đã khỏi bệnh trong 06 tháng tự theo dõi sức khỏe tại nhà/nơi lưu trú trong 07 ngày từ khi đến Hà Nội; người chưa tiêm hoặc chưa đủ liều thì tự theo dõi tại nhà/nơi lưu trú 14 ngày.

- Người từ vùng dịch cấp độ 2: Không cách ly, xét nghiệm với người đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh trong 06 tháng; người chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều thì tự theo dõi sức khỏe 14 ngày.

- Người từ vùng dịch cấp độ 1: Không cách ly, xét nghiệm với người đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh trong 06 tháng; người chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều thì tự theo dõi sức khỏe 07 ngày.

den ha noi can dieu kien gi
Chuyển sang vùng vàng, đến Hà Nội cần điều kiện gì? (Ảnh minh họa)

 

Chuyển vùng vàng, người ở Hà Nội về quê thế nào?

Tương tự như TP. Hà Nội, các tỉnh, thành phố khác trên cả nước cũng căn cứ vào Nghị quyết 128 ngày 11/10/2021 của Chính phủ để ban hành các Văn bản hướng dẫn, giám sát người về từ các khu vực có dịch Covid-19.

Theo đó, theo Nghị quyết 128 cũng như hướng dẫn của Bộ Y tế tại Quyết định số 4800, chỉ xét nghiệm với người đi từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa) và các trường hợp nghi ngờ, có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ các địa bàn có dịch ở cấp độ 3.

Riêng người đã tiêm đủ liều vắc xin và người đã khỏi bệnh thì chỉ xét nghiệm nếu đi từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa) và các trường hợp nghi ngờ/có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ nơi có dịch ở cấp độ 3.

Người đã tiêm đủ liều vắc xin và người khỏi bệnh thì cũng chỉ xét nghiệm khi có yêu cầu điều tra dịch tễ; với trường hợp cách ly hoặc theo dõi cách ly, người đến từ vùng có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng.

Đồng thời, cũng theo hướng dẫn này, việc cách ly y tế áp dụng như Công văn 8399/BYT-MT gồm:

- Người về từ nơi có dịch (địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc vùng cách ly y tế), F1: Người đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi Covid-19 trong 06 tháng thì tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú 07 ngày và xét nghiệm vào ngày thứ nhất kể từ ngày về địa phương.

- Người chưa tiêm đủ liều vắc xin: Cách ly tại nhà, nơi lưu trú 07 ngày kể từu ngày về địa phương; tự theo dõi tiếp 07 ngày và luôn thực hiện Thông điệp 5K; xét nghiệm vào ngày thứ nhất, thứ 7 kể từ ngày về địa phương.

- Người chưa tiêm vắc xin: Cách ly 14 ngày kể từ ngày về địa phương; tự theo dõi 14 ngày tiếp theo và luôn thực hiện 5K; xét nghiệm vào ngày thứ nhất, thứ 7 và thứ 14 kể từ khi về địa phương.

Tuy nhiên, Bộ Y tế không có hướng dẫn cụ thể về các trường hợp ở vùng khác về mà tại Quyết định 4800 này, Bộ Y tế nêu rõ:

Căn cứ tình hình dịch và điều kiện thực tế tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo việc triển khai thực hiện đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch, tạo điều kiện tối đa cho người dân, đồng thời không tạo áp lực, quá tải và có nguy cơ gây lây nhiễm chéo trong các cơ sở cách ly tập trung

Theo đó, có thể kể đến một số địa phương hướng dẫn áp dụng cách ly y tế với người về từ TP. Hà Nội như sau:

Tại Vĩnh Phúc (theo báo Tuổi trẻ)

Theo Công văn mới nhất ngày 29/10 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, người đến Vĩnh Phúc từ vùng vàng (TP. Hà Nội) thì tại thời điểm vào tỉnh và trong vòng 07 ngày trước không đi, đến/qua các tỉnh vùng cam, vùng đỏ thì tự theo dõi sức khỏe tại nhà trong 14 ngày, lấy mẫu xét nghiệm 02 lần.

Nếu không chứng minh được thì áp dụng như người về từ vùng dịch cấp độ 4: Cách ly tập trung 14 ngày, xét nghiệm PCR 04 lần, tiếp tục theo dõi sức khỏe tại nhà/nơi lưu trú 14 ngày sau khi cách ly tập trung, lấy mẫu xét nghiệm ngày thứ 14 bằng PCR.

Tại Ninh Bình (theo Văn bản số 246/BCĐ-VP6 ngày 22/10/2021)

- Người đã tiêm đủ liều vắc xin, đã khỏi bệnh: Khai báo y tế, tự theo dõi ít nhất 14 ngày tính từ ngày về Ninh Bình, hạn chế tiếp xúc không cần thiết.

- Người chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ liều: Cách ly tại nhà tối thiểu 07 ngày tính từ ngày áp dụng biện pháp cách ly; lấy mẫu xét nghiệm PCR 02 lần vào ngày đầu, ngày cuối khi cách ly; tiếp tục tự theo dõi sức khỏe thêm 07 ngày sau khi cách ly tại nhà.

Trên đây là phân tích về việc chuyển sang vùng vàng, đến Hà Nội cần điều kiện gì? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> [Tổng hợp] Phân cấp độ dịch 63 tỉnh, thành trên cả nước

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.