Có xử phạt xe không có giấy tờ gốc do thế chấp ngân hàng?

Khi mang xe đi thế chấp, ngân hàng có quyền giữ giấy tờ gốc của chủ xe. Thay vì sử dụng bản gốc Giấy đăng ký xe, người điều khiển phương tiện có thể sử dụng bản sao chứng thực Giấy đăng ký kèm theo bản gốc Giấy biên nhận của ngân hàng?


Điều kiện của lái xe khi tham gia giao thông

Theo Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008, ngoài yêu cầu về độ tuổi và sức khỏe, người lái xe khi tham gia giao thông phải mang theo các giấy tờ sau: Đăng ký xe; Giấy phép lái xe; Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới...

Theo đó, Giấy đăng ký xe là một loại giấy tờ bắt buộc mà người lái xe phải mang theo khi điều khiển phương tiện giao thông.

Theo quy định khoản 4 Điều 16 Nghị định 46/2016, phạt tiền từ 02 - 03 triệu đồng đối với người điều khiển xe ô tô không có Giấy đăng ký xe; theo khoản 3 Điều 17 Nghị định 46/2016/NĐ-CP, phạt tiền từ 300.000 - 400.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không có Giấy đăng ký xe.

Có xử phạt xe không có giấy tờ gốc do thế chấp ngân hàng?

Có xử phạt xe không có giấy tờ gốc do thế chấp ngân hàng? (Ảnh minh họa)


Xe bị thế chấp, ngân hàng giữ Giấy đăng ký xe

Khoản 1 Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia.

Căn cứ quy định về thế chấp nêu trên, khi chủ xe mang xe đi thế chấp tại ngân hàng để vay tiền thì chủ xe là bên thế chấp và ngân hàng là bên nhận thế chấp; chiếc xe chính là tài sản thế chấp.

Trong khi đó, khoản 9 Điều 1 Nghị định 11/2012/NĐ-CP quy định việc giữ giấy tờ của tài sản thế chấp như sau: Trong trường hợp tài sản thế chấp là phương tiện giao thông quy định thì bên thế chấp giữ bản chính Giấy đăng ký phương tiện giao thông trong thời hạn hợp đồng thế chấp có hiệu lực.

Như vậy, theo quy định trên, ngân hàng có quyền giữ Giấy đăng ký xe của chủ xe.


Tham gia giao thông không có giấy tờ gốc không bị xử phạt

Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ 2008 và quy định về thế chấp của pháp luật dân sự không có sự thống nhất, cụ thể: Người sở hữu phương tiện giao thông khi mang phương tiện đi thế chấp thì sẽ không có Giấy đăng ký xe và khi tham gia giao thông sẽ bị xử phạt hành chính.

Để khắc phục sự không thống nhất nêu trên, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Công văn 8601/VPCP-CN về việc sử dụng Giấy đăng ký phương tiện tham gia giao thông trong trường hợp thế chấp phương tiện giao thông tại tổ chức tín dụng.

Theo đó, người điều khiển phương tiện giao thông được sử dụng bản sao chứng thực Giấy đăng ký phương tiện giao thông, kèm theo bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực thay cho bản chính Giấy đăng ký phương tiện giao thông để tham gia giao thông trong thời gian hợp đồng thế chấp đang có hiệu lực.

Tóm lại, tài xế không bị xử phạt về lỗi không có Giấy đăng ký xe nếu có bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe và bản gốc Giấy biên nhận của ngân hàng trong thời gian thế chấp.

Xem thêm:

12 quy định của Luật Giao thông đường bộ ai cũng cần biết

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục