Trường hợp được dùng bản sao giấy tờ xe thay cho bản gốc

Hiện nay, người tham gia giao thông trong một số trường hợp được sử dụng bản sao giấy tờ xe thay cho bản gốc. Tham khảo bài viết dưới đây để biết cụ thể.

Trường hợp được dùng bản sao giấy tờ xe thay cho bản gốc

Theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ 2008 thì khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện phải mang theo:

- Giấy đăng ký xe;

- Bằng lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới;

- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới;

- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (thường gọi là bảo hiểm xe máy).

Theo hướng dẫn tại khoản 13 Điều 80 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP:

Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông được sử dụng bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe (đối với phương tiện tham gia giao thông đường bộ) kèm bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực, thay cho bản chính Giấy đăng ký xe trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký xe.

Do đó, trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký xe nhằm bảo đảm nghĩa vụ dân sự (thế chấp…) thì chủ phương tiện khi tham gia giao thông có thể sử dụng bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe.

Cần lưu ý mang theo cả bản gốc Giấy biên nhận còn hiệu lực của tổ chức tín dụng để tránh bị xử phạt.

Trường hợp không mang bản gốc đăng ký xe mà chỉ có bản sao hoặc chỉ chỉ xuất trình được bản sao giấy đăng ký xe không kèm theo bản gốc giấy biên nhận của ngân hàng còn hiệu lực, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt lỗi không mang Giấy đăng ký xe:

- Đối với ô tô: Từ 200.000 - 400.000 đồng (điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019);

- Đối với xe máy: Từ 100.000 - 200.000 đồng (điểm b khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019).

dùng bản sao giấy tờ xeTrường hợp được dùng bản sao giấy tờ xe thay cho bản gốc (Ảnh minh họa)

Thời hạn có hiệu lực của Giấy biên nhận thế chấp ngân hàng

Theo Công văn số 7000/NHNN-PC ngày 31/8/2017 về cấp Giấy biên nhận giữ bản chính Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong đó nêu rõ Giấy biên nhận thế chấp phải bao gồm ít nhất các nội dung sau:

- Tên gọi: Giấy biên nhận thế chấp;

- Số Giấy biên nhận thế chấp;

- Tên, địa chỉ của tổ chức tín dụng nhận thế chấp;

- Tên của bên thế chấp; số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu hoặc số chứng minh quân nhân đối với bên thế chấp là cá nhân; số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc số giấy phép đầu tư hoặc số giấy chứng nhận đầu tư hoặc số quyết định thành lập đối với bên thế chấp là pháp nhân;

- Số giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông, loại phương tiện giao thông, số khung, số máy, biển kiểm soát của phương tiện giao thông;

- Thời hạn có hiệu lực của Giấy biên nhận thế chấp;

- Lần cấp lại, số Giấy biên nhận thế chấp được thay thế đối với trường hợp cấp lại Giấy biên nhận thế chấp.

Theo đó, thời hạn hiệu lực của Giấy biên nhận thế chấp do các bên thỏa thuận nhưng không vượt quá thời hạn có hiệu lực của hợp đồng thế chấp.

Tổ chức tín dụng nhận thế chấp có trách nhiệm cấp 01 bản gốc Giấy biên nhận thế chấp cho bên thế chấp trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức tín dụng nhận giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đối với trường hợp cấp mới hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu của bên thế chấp đối với trường hợp cấp đổi, cấp lại Giấy biên nhận thế chấp.

Như vậy, thời hạn hiệu lực của Giấy biên nhận thế chấp do các bên thỏa thuận nhưng không vượt quá thời hạn có hiệu lực của hợp đồng thế chấp.

Tóm lại, người tham gia giao thông được mang bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký xe nhằm bảo đảm nghĩa vụ dân sự (thế chấp…).

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là một hành vi xảy ra khi doanh nghiệp cố tình tăng giá, khai báo sai giá trị hoặc sử dụng các thủ thuật không minh bạch để trục lợi từ người tiêu dùng. Vậy gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp có hành vi gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Từ 01/7/2021, thêm “rủi ro” cho người không khai báo tạm vắng

Từ 01/7/2021, thêm “rủi ro” cho người không khai báo tạm vắng

Từ 01/7/2021, thêm “rủi ro” cho người không khai báo tạm vắng

Thông thường, khi vắng mặt tại nơi cư trú trong một thời gian nhất định, người dân phải đi khai báo tạm vắng. Từ ngày 01/7/2021, khi Luật Cư trú 2020 có hiệu lực, việc khai báo tạm vắng sẽ bị “siết” chặt chẽ hơn, người dân không khai báo tạm vắng sẽ có thêm rủi ro.