Tài khoản định danh mức độ 1 và mức độ 2: 4 điểm khác biệt cần nắm rõ

Tài khoản định danh điện tử hiện nay cấp cho người dân gồm 02 mức độ, tuy nhiên không phải ai cũng phân biệt rõ về các cấp mức độ này. Bài viết sau của LuatVietnam sẽ giúp bạn đọc phân biệt tài khoản định danh mức độ 1 và mức độ 2.

1. Tài khoản định danh điện tử là gì?

Theo Điều 3 Nghị định 59/2022/NĐ-CP, tài khoản định danh điện tử được giải thích là tập hợp gồm tên đăng nhập, mật khẩu hoặc hình thức xác thực khác tạo bởi cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử. Số tài khoản định danh điện tử chính là số Căn cước công dân gắn chip.

Theo đó, tài khoản định danh điện tử được cấp cho các đối tượng:

- Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên.

Đối với công dân Việt Nam là người chưa đủ 14 tuổi hoặc là người được giám hộ được đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ.

- Người nước ngoài từ đủ 14 tuổi trở lên nhập cảnh vào Việt Nam.

Với người nước ngoài là người chưa đủ 14 tuổi hoặc là người được giám hộ được đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ.

- Cơ quan, tổ chức được thành lập hoặc đăng ký hoạt động tại Việt Nam.

Phân biệt tài khoản định danh mức độ 1 và mức độ 2
Phân biệt tài khoản định danh mức độ 1 và mức độ 2 thế nào? (Ảnh minh họa)

2. Phân biệt tài khoản định danh mức độ 1 và mức độ 2: 4 điểm khác biệt cần nắm rõ

Hiện nay tài khoản định danh cấp cho người dân theo 02 mức độ: Tài khoản định danh điện tử cấp 1 và tài khoản định danh điện tử cấp 2. Hai cấp tài khoản định danh này sẽ có những điểm khác nhau người dân cần lưu ý:

Tiêu chí

Tài khoản định danh cấp 1

Tài khoản định danh cấp 2

Danh mục thông tin

- Thông tin cá nhân gồm:

  • Số định danh cá nhân
  • Họ, chữ đệm và tên
  • Ngày, tháng, năm sinh
  • Giới tính

- Thông tin sinh trắc học: Ảnh chân dung

- Thông tin cá nhân gồm:

  • Số định danh cá nhân
  • Họ, chữ đệm và tên
  • Ngày, tháng, năm sinh
  • Giới tính

- Thông tin sinh trắc học:

  • Ảnh chân dung
  • Vân tay

Giá trị sử dụng

Có giá trị chứng minh các thông tin của công dân khi thực hiện giao dịch có yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân của chủ thể danh tính điện tử, gồm:

  • Số định danh cá nhân;
  • Họ, chữ đệm và tên;
  • Ngày, tháng, năm sinh;
  • Giới tính…

- Có giá trị thay thế Căn cước công dân; 

- Có giá trị cung cấp thông tin trong các loại giấy tờ của công dân đã được đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối chiếu khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình giấy tờ đó.

- Có giá trị tương đương với việc xuất trình giấy tờ, tài liệu để chứng minh thông tin đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử.

 

Cách đăng ký

Đăng ký qua ứng dụng VneID theo các bước sau:

Bước 1: Đăng nhập ứng dụng VneID bằng số định danh cá nhân (số thẻ Căn cước công dân) và mật khẩu đã đăng ký ở bước trên

Bước 2: Chọn đăng ký tài khoản định danh điện tử Mức 1

Bước 3: Đọc thông tin từ thẻ Căn cước công dân (sử dụng tính năn NFC)

Nếu thiết bị của bạn không hỗ trợ NFC hoặc tính năng đọc NFC bị hỏng, ứng dụng sẽ yêu cầu bạn đọc mã QR trên mặt thẻ căn cước công dân gắn chip.

Bước 4: Chụp ảnh chân dung

Thực hiện theo các bước hướng dẫn thao tác trên ứng dụng: Không nhắm mắt, không đeo kính, không đeo khẩu trang, chọn vị trí đủ sáng, không quá tối hay quá sáng.

Sau khi chụp xong thì nhấn xác nhận ảnh chụp.

Bước 5: Chờ kết quả phê duyệt

Bước 6: Kích hoạt tài khoản định danh điện tử và bắt đầu sử dụng.

 

Đăng ký trực tiếp tại cơ quan Công an

Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ

  • Thẻ Căn cước công dân gắn chip;
  • Các giấy tờ có nhu cầu tích hợp hiển thị lên ứng dụng VNeID như: Giấy phép lái xe, Đăng ký xe, thẻ Bảo hiểm y tế, Thông tin về mã số thuế

Bước 2: Đến cơ quan Công an để làm thủ tục

Bước 3: Chờ kết quả phê duyệt, cấp tài khoản định danh điện tử của Bộ Công an

Bước 4: Kích hoạt tài khoản định danh điện tử và bắt đầu sử dụng.

 

Thời hạn cấp tài khoản

- Trường hợp đã có thẻ Căn cước công dân gắn chíp: Không quá 01 ngày làm việc với trường hợp cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 1.

- Trường hợp chưa có thẻ Căn cước công dân gắn chíp: Không quá 07 ngày làm việc.

- Trường hợp đã có thẻ Căn cước công dân gắn chíp: Không quá 03 ngày làm việc với trường hợp cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2.

- Trường hợp chưa có thẻ Căn cước công dân gắn chíp: Không quá 07 ngày làm việc.

3. Đã có tài khoản định danh mức độ 1 có phải đăng ký mức độ 2?

Điều 13 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định

Điều 13. Sử dụng tài khoản định danh điện tử

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được tạo lập tài khoản để phục vụ cho hoạt động của mình và chịu trách nhiệm xác thực, bảo đảm tính chính xác của tài khoản do mình tạo lập, quyết định mức độ và giá trị sử dụng của từng mức độ tài khoản. Thông tin để tạo lập tài khoản do chủ thể của tài khoản cung cấp hoặc đồng ý cho cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng để tạo lập tài khoản.

Theo quy định trên, cá nhân được tự quyết định mức độ tài khoản định danh điện tử. Nói cách khác, những người đã đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 1 thì không bắt buộc phải đăng ký lên tài khoản định danh điện tử mức 2.

Trên đây là giải đáp về phân biệt tài khoản định danh mức độ 1 và mức độ 2. Mọi vấn đề còn vướng mắc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục