Cách xác định tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng

Để quyết định hình phạt cho người phạm tội căn cứ vào nhiều yếu tố: Loại tội phạm, tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng .... Vậy cách phân loại tội phạm theo quy định mới thế nào?

Anh Lê Doãn Trọng K. (Bình Dương) gửi đến câu hỏi: “Thực tế có nhiều người phạm tội rất nghiêm trọng nhưng lại phải ngồi tù rất ít năm. Vậy cho tôi hỏi, cách xác định các loại tội phạm: Nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng như thế nào?”.

phân loại tội phạm

Cách phân loại tội phạm theo quy định mới nhất (Ảnh minh họa)


LuatVietnam xin trả lời câu hỏi của anh như sau:

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015. Theo đó, để xác định các loại tội phạm, các nhà làm luật căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của người phạm tội. Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 quy định rõ tội phạm được phân thành 4 loại:

- Tội phạm ít nghiêm trọng

- Tội phạm nghiêm trọng

- Tội phạm rất nghiêm trọng

- Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

Trong đó, cách xác định được nêu cụ thể như sau:

STT

Loại tội phạm

Cách xác định

1

Ít nghiêm trọng

-  Mức độ nguy hiểm không lớn

- Mức hình phạt cao nhất là:

+ Phạt tiền

+ Phạt cải tạo không giam giữ

+ Phạt tù đến 03 năm

2

Nghiêm trọng

- Mức độ nguy hiểm lớn

- Khung hình phạt cao nhất là từ trên 03 năm đến 07 năm tù giam

3

Rất nghiêm trọng

- Mức nguy hiểm rất lớn

- Khung hình phạt cao nhất là từ trên 07 năm đến 15 năm tù giam

4

Đặc biệt nghiêm trọng

- Mức nguy hiểm đặc biệt lớn

- Khung hình phạt cao nhất là:

+ Trên 15 năm đến 20 năm tù

+ Tù chung thân

+ Tử hình

Ngoài ra, để quyết định hình phạt đối với một tội phạm, các cơ quan có thẩm quyền không chỉ căn cứ vào mức độ nguy hiểm cùng tính chất của hành vi phạm tội mà còn căn cứ vào các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng, nhân thân của người phạm tội….

Trên đây là cách phân loại tội phạm: Ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. Để tìm hiểu thêm các quy định khác trong lĩnh vực hình sự, độc giả có thể theo dõi thêm tại đây.

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Những ngày gần Tết, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân đối với các loại bánh kẹo, thực phẩm là rất lớn. Nhân cơ hội này, nhiều người đã sản xuất, buôn bán các loại hàng giả để kiếm lời. Vậy buôn bán hàng giả ngày Tết bị phạt thế nào?