Phí thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy

Thủ tục thẩm duyệt thiết kế là một thủ tục quan trọng mà nhiều dự án, công trình phải thực hiện. Vậy phí thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy hiện nay là bao nhiêu? Cùng tìm hiểu quy định liên quan đến thủ tục trên tại bài viết.

1. Phí thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy 

Thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy là một thủ tục mà trong đó, cơ quan có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy thực hiện kiểm tra, đối chiếu các nội dung của dự án, công trình và phương tiện giao thông với các quy chuẩn, tiêu chuẩn và quy định pháp luật Việt Nam hoặc quốc tế có liên quan.

Phí thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy
Phí thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy (ảnh minh họa)

Trong một số trường hợp cụ thể, pháp luật quy định các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải chuẩn bị và nộp hồ sơ thực hiện thủ tục thẩm duyệt thiết kế phòng cháy đến cơ quan có thẩm quyền. Đây là một thủ tục có tính phí. 

Phí thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy được quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 258/2016/TT-BTC như sau: 

Phí thẩm định phê duyệt đối với các dự án tính theo công thức sau:

Phí thẩm định phê duyệt

=

Tổng mức đầu tư dự án 

x

Tỷ lệ tính phí

Trong đó:

- Tổng mức đầu tư tính theo quy định tại Nghị định 10/2021/NĐ-CP trừ đi các khoản chi phí như bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư, phí sử dụng đất.

- Tỷ lệ tính phí được quy định như sau:

  • Đối với các dự án, công trình

Tổng mức đầu tư (tỷ đồng)

Tỷ lệ tính phí (%)

Đến 15

100

500

1000

5000

Từ 10000 trở lên

Hạ tầng kỹ thuật, giao thông

0.00671

0.00363

0.00202

0.00135

0.00075

0.00050

Dầu khí, hóa chất, năng lượng

0.01328

0.00718

0.00399

0.00266

0.00148

0.00099

Dân dụng, công nghiệp khác

0.00967

0.00523

0.00291

0.00194

0.00108

0.00072

Dự án, công trình khác

0.00888

0.00480

0.00267

0.00178

0.00099

0.00066

  • Đối với phương tiện giao thông 

Tổng mức đầu tư (tỷ đồng)

Tỷ lệ tính phí

Đến 05

50

100

500

Từ 1000 trở lên

Tàu hỏa

0.01214

0.00639

0.00426

0.00237

0.00158

Tàu thủy

0.02430

0.01279

0.00853

0.00474

0.00316

Nếu dự án có tổng mức đầu tư nằm giữa các khoảng giá trị tổng mức đầu tư như đã nêu tại bản trên thì tỷ lệ tính phí được tính theo công thức sau:

Nit = Nib - {

Nib - Nia

x (Git - Gib)}

Gia - Gib

Trong đó:

- Nit: tỷ lệ tính phí dự án thứ (i) theo quy mô cần tính (%);

- Git: tổng mức đầu tư của dự án thứ (i) cần tính phí thẩm duyệt (Tỷ đồng);

- Gia: tổng mức đầu tư cận trên tổng mức đầu tư của dự án cần tính phí (Tỷ đồng);

- Gib: tổng mức đầu tư cận dưới tổng mức đầu tư của dự án cần tính phí (Tỷ đồng).

- Nia: tỷ lệ tính phí dự án thứ (i) tương ứng với Gia (%).

- Nib: tỷ lệ tính phí dự án thứ (i) tương ứng với Gib (%).

Phí thẩm định phải nộp đối với 01 dự án được xác định, mức ít nhất là 500.000 VNĐ/dự án và tối đa là 150 triệu đồng/dự án.

Phí thẩm định đối với các dự án cải tạo/thay đổi tính chất sử dụng; hoán cải phương tiện giao thông; xây mới hạng mục được xác định theo tổng mức đầu tư.

2. Cơ quan nào có thẩm quyền thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy?

Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 50/2024/NĐ-CP) quy định cơ quan có thẩm quyền thực hiện thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy như sau:

- Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy đối với các dự án, công trình quy định tại Phụ lục V Nghị định 136/2020/NĐ-CP;

- Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy đối với các dự án, công trình và phương tiện giao thông tại Phụ lục Vb Nghị định 136/2020/NĐ-CP tại địa bàn mà Phòng cảnh sát đang quản lý và những dự án, công trình, phương tiện giao thông khác do Cục Cảnh sát ủy quyền.

3. Thời gian thẩm duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy

Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 50/2024/NĐ-CP) quy định thời hạn thực hiện thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy sẽ được tính từ ngày cơ quan Nhà nước nhận đủ hồ sơ hợp lệ của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nộp hồ sơ. 

Cụ thể thời hạn đó được quy định như sau:

Thời hạn thẩm duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy
Thời hạn thẩm duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy (ảnh minh họa)

- Thiết kế kỹ thuật/ bản vẽ thi công: 

  • Dự án, công trình quan trọng quốc gia: Không quá 15 ngày làm việc;

  • Dự án, công trình thuộc loại dự án nhóm A: Không quá 15 ngày làm việc;

  • Dự án, công trình khác: Không quá 10 ngày làm việc.

- Thiết kế kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về an toàn phòng cháy chữa cháy: Không quá 10 ngày làm việc.

Như vậy, tùy vào dự án, công trình mà thời gian cơ quan Nhà nước thực hiện thủ tục thẩm duyệt sẽ có sự khác nhau. Nếu là dự án, công trình thông thường thì thời gian giải quyết hồ sơ thẩm duyệt sẽ là 10 ngày. Nếu là dự án, công trình có tính chất quan trọng thì thời gian giải quyết hồ sơ thẩm duyệt sẽ kéo dài hơn, lên đến 15 ngày.

Trên đây là nội dung Phí thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Theo Nghị định 50, có cần xây dựng phương án cứu nạn, cứu hộ cơ sở nữa không?

Theo Nghị định 50, có cần xây dựng phương án cứu nạn, cứu hộ cơ sở nữa không?

Theo Nghị định 50, có cần xây dựng phương án cứu nạn, cứu hộ cơ sở nữa không?

Nghị định 50/2024/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về phòng cháy, chữa cháy. Theo Nghị định mới này, doanh nghiệp có cần xây dựng phương án cứu nạn, cứu hộ cơ sở nữa không? AI Luật đã làm rõ vấn đề này.

Thủ tục cấp giấy phép bảo vệ môi trường mới nhất

Thủ tục cấp giấy phép bảo vệ môi trường mới nhất

Thủ tục cấp giấy phép bảo vệ môi trường mới nhất

Để đảm bảo rằng các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ không gây hại đến môi trường, việc cấp giấy phép bảo vệ môi trường là một bước quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ trình bày về thủ tục cấp Giấy phép bảo vệ môi trường mới nhất theo quy định hiện hành tại Việt Nam.

Chứng chỉ hành nghề điều dưỡng: Điều kiện, hồ sơ và thủ tục 2024

Chứng chỉ hành nghề điều dưỡng: Điều kiện, hồ sơ và thủ tục 2024

Chứng chỉ hành nghề điều dưỡng: Điều kiện, hồ sơ và thủ tục 2024

Pháp luật quy định chặt chẽ đối với các chức danh hành nghề khám chữa bệnh. Theo đó, để hành nghề điều dưỡng thì phải được cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề theo quy định. Vậy điều kiện, hồ sơ và thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề điều dưỡng thế nào?

Thủ tục đóng tài khoản ngân hàng 2024 thế nào?

Thủ tục đóng tài khoản ngân hàng 2024 thế nào?

Thủ tục đóng tài khoản ngân hàng 2024 thế nào?

Cùng với sự phát triển công nghệ hiện nay ngày nay, hầu như mọi người đều ở hữu cho mình ít nhất 01 tài khoản ngân hàng để thanh toán và giao dịch. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng nếu xảy ra một số trường hợp nhất định, ngân hàng sẽ đóng tài khoản của bạn. Vậy trường hợp nào tài khoản ngân hàng sẽ bị đóng? Thủ tục đóng tài khoản ngân hàng hiện nay thế nào?

Thủ tục cấp giấy phép bảo vệ môi trường mới nhất

Thủ tục cấp giấy phép bảo vệ môi trường mới nhất

Thủ tục cấp giấy phép bảo vệ môi trường mới nhất

Để đảm bảo rằng các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ không gây hại đến môi trường, việc cấp giấy phép bảo vệ môi trường là một bước quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ trình bày về thủ tục cấp Giấy phép bảo vệ môi trường mới nhất theo quy định hiện hành tại Việt Nam.

Chứng chỉ hành nghề điều dưỡng: Điều kiện, hồ sơ và thủ tục 2024

Chứng chỉ hành nghề điều dưỡng: Điều kiện, hồ sơ và thủ tục 2024

Chứng chỉ hành nghề điều dưỡng: Điều kiện, hồ sơ và thủ tục 2024

Pháp luật quy định chặt chẽ đối với các chức danh hành nghề khám chữa bệnh. Theo đó, để hành nghề điều dưỡng thì phải được cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề theo quy định. Vậy điều kiện, hồ sơ và thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề điều dưỡng thế nào?

Thủ tục đóng tài khoản ngân hàng 2024 thế nào?

Thủ tục đóng tài khoản ngân hàng 2024 thế nào?

Thủ tục đóng tài khoản ngân hàng 2024 thế nào?

Cùng với sự phát triển công nghệ hiện nay ngày nay, hầu như mọi người đều ở hữu cho mình ít nhất 01 tài khoản ngân hàng để thanh toán và giao dịch. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng nếu xảy ra một số trường hợp nhất định, ngân hàng sẽ đóng tài khoản của bạn. Vậy trường hợp nào tài khoản ngân hàng sẽ bị đóng? Thủ tục đóng tài khoản ngân hàng hiện nay thế nào?