Khấu hao là thuật ngữ quen thuộc trong tài chính, nhưng với nhiều người khác, đây vẫn là một khái niệm còn mơ hồ. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ khấu hao là gì?
- 1. Khấu hao là gì?
- 2. Ý nghĩa của khấu hao là gì?
- 2.1. Ý nghĩa kinh tế
- 2.2. Ý nghĩa tài chính
- 3. 3 Công thức tính khấu hao tài sản cố định
- 3.1 Công thức tính khấu hao đường thẳng
- 3.2 Công thức tính khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm
- 3.3 Công thức tính khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh
1. Khấu hao là gì?
Khấu hao là việc định giá, tính toán, phân bổ hợp lý và có hệ thống giá trị của tài sản qua một khoảng thời gian sử dụng, khi các tài sản bị giảm giá trị do hư hỏng, hao mòn, lỗi thời, …
2. Ý nghĩa của khấu hao là gì?
2.1. Ý nghĩa kinh tế
Việc sử dụng những vật dụng như thiết bị, máy móc về lâu dài, chúng ta không thể xác định rõ được giá trị của thiết bị đó, khó đánh giá và đưa vào sổ sách kế toán của công ty. Xem liệu sản phẩm đó có còn sử dụng được lâu nữa không hay có nên thay thiết bị khác không. Vì vậy, khấu hao sẽ giúp chúng ta đánh giá chính xác được giá trị còn lại của trang thiết bị.
2.2. Ý nghĩa tài chính
Khi máy móc giảm giá trị, chúng ta sẽ quy nó vào giá thành sản xuất sản phẩm. Khi đó, chúng ta có thể cân đo đong đếm được con số chính xác về giá thành của sản phẩm. Từ đó đưa ra chiến lược phát triển sản phẩm phù hợp.
3. 3 Công thức tính khấu hao tài sản cố định
3.1 Công thức tính khấu hao đường thẳng
Tùy thuộc vào mức doanh thu hay chi phí trích doanh nghiệp để có được phương pháp hợp lý nhất. Nếu muốn tính toán một cách dễ dàng, chi phí khấu hao đều qua các kỳ, công ty nên lựa chọn công thức tính khấu hao đường thẳng
Công thức tính khấu hao đường thẳng
Mức khấu hao trung bình hằng năm |
= |
Nguyên giá của TSCĐ
Thời gian trích khấu hao TSCĐ |
Trong đó:
Nguyên giá của tài sản cố định |
= |
Giá mua + chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử, … |
Thời gian trích khấu hao có thể tham khảo tại Phụ lục 1 của Thông tư số 45/2013/TT-BTC.
Ví dụ: Một doanh nghiệp sản xuất ô tô mua máy móc để sản xuất hết 500 triệu, sau đó tiền vận chuyển, lắp ráp và các loại phí khác mất 40 triệu. Thời gian sử dụng dự kiến của các thiết bị là 15 năm.
Ta có:
-
Nguyên giá của TSCĐ = 500 +40 = 540 (triệu)
Suy ra: Mức khấu hao trung bình hằng năm = 540/15 = 36 (triệu)
3.2 Công thức tính khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm
Trong quá trình sản xuất không tránh khỏi những sản phẩm cần sản xuất rất nhiều với khối lượng lớn. Việc sản xuất nhiều dẫn đến thiết bị hao mòn nhanh hơn so với sản xuất ít. Vì vậy, lúc này việc áp dụng công thức tính khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm sẽ phù hợp với doanh nghiệp
Tài sản như máy móc, thiết bị sản xuất được trích khấu hao theo phương pháp này đều phải thỏa mãn những điều kiện như:
- Những dụng cụ, máy móc, thiết bị phục vụ trực tiếp cho việc sản xuất
- Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm được do TSCĐ đó làm ra.
- Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính phải bằng hoặc lớn hơn 100% công suất thiết kế.
Công thức tính khấu hao theo khối lượng, số lượng hàng năm
Mức trích khấu hao hàng tháng/năm |
= |
(Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng/năm) x (Mức trích khấu hao bình quân tính cho 1 đơn vị sản phẩm) |
Trong đó:
Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm |
= |
Nguyên giá của TSCĐ
Số lượng theo công suất thiết kế |
Nếu một trong hai yếu tố nguyên giá TSCĐ hoặc số lượng theo công suất thiết kế thay đổi thì sẽ cập nhật lại mức trích khấu hao.
Ví dụ: Công ty sản xuất ô tô mua thiết bị sản xuất bánh xe với giá 500 triệu đồng. Công suất thiết kế của máy 2 bánh/giờ, sản lượng theo công suất thiết kế là 50.000 bánh. Số lượng bánh xe được sản xuất ở năm nhất là:
Tháng |
Số lượng sản phẩm hoàn thành (bánh) |
1 |
450 |
2 |
480 |
3 |
490 |
4 |
460 |
5 |
440 |
6 |
500 |
7 |
470 |
8 |
480 |
9 |
450 |
10 |
490 |
11 |
420 |
12 |
400 |
Mức khấu hao tính theo số lượng sản phẩm:
➫ Mức khấu hao bình quân: 500 triệu VNĐ chia 50000 bánh = 10.000 đ/bánh
Mức khấu hao một năm được tính như sau:
Tháng |
Sản lượng thực tế trong tháng (bánh) |
Mức trích khấu hao tháng |
1 |
450 |
450 x 10000 = 4.500.000 |
2 |
480 |
480 x 10000 = 4.800.000 |
3 |
490 |
490 x 10000 = 4.900.000 |
4 |
460 |
460 x 10000 = 4.600.000 |
5 |
440 |
440 x 10000 = 4.400.000 |
6 |
500 |
500 x 10000 = 5.000.000 |
7 |
470 |
470 x 10000 = 4.700.000 |
8 |
480 |
480 x 10000 = 4.800.000 |
9 |
450 |
450 x 10000 = 4.500.000 |
10 |
490 |
490 x 10000 = 4.900.000 |
11 |
420 |
420 x 10000 = 4.200.000 |
12 |
400 |
400 x 10000 = 4.000.000 |
Tổng cộng cả năm |
55.300.000 |
3.3 Công thức tính khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh
Nếu công ty của bạn là công ty công nghệ, việc áp dụng dụng phương pháp tính khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh sẽ phù hợp và hiệu quả nhất
Điều kiện để tài sản cố định tham gia hoạt động kinh doanh được trích khấu hao bao gồm:
- Tài sản đó phải là tài sản cố định đầu tư mới, chưa qua sử dụng
- Những máy móc, thiết bị; dụng cụ liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, đo lường, thí nghiệm
Công thức tính khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh
Mức trích khấu hao hàng năm của TSCĐ |
= |
Giá trị còn lại của TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao nhanh |
Trong đó:
Tỷ lệ khấu hao nhanh (%) |
= |
Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng x hệ số điều chỉnh |
Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng (%) |
= |
1
Thời gian trích khấu hao của TSCĐ |
x |
100 |
Hệ số điều chỉnh tham khảo bảng sau:
Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định |
Hệ số điều chỉnh |
Đến 4 năm (t < 4 năm) |
1.5 |
Trên 4 đến 6 năm (4 năm < t < 6 năm) |
2.0 |
Trên 6 năm (t > 6 năm) |
2.5 |
Ví dụ: Công ty sản xuất ô tô Lata mua một máy sản xuất linh kiện với giá 200 triệu. Thời gian trích khấu hao của máy là 5 năm theo quy định tại phụ lục 1 của Thông tư số 45/2013/TT-BTC.
Cách xác định khấu hao theo số dư giảm dần:
-
Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp đường thẳng là 15 x 100 = 20%
➫ Tỷ lệ khấu hao nhanh: 2 x 20% = 40%
➫ Mức trích khấu hao hàng năm được tính như sau:
Năm |
Giá trị còn lại của TSCĐ |
Cách tính khấu hao TSCĐ hàng năm |
Mức khấu hao hàng năm |
1 |
200.000.000 |
200.000.000 x 40% |
80.000.000 |
2 |
120.000.000 |
120.000.000 x 40% |
48.000.000 |
3 |
72.000.000 |
72.000.000 x 40% |
28.800.000 |
4 |
43.200.000 |
43.200.000 : 2 |
21.600.000 |
5 |
43.200.000 |
43.200.000 : 2 |
21.600.000 |
Lưu ý: Vì sang năm thứ 4, mức khấu hao (43.200.000 x 40%) nhỏ hơn (43.200.000 chia cho số năm còn lại), nên ta sẽ tính theo công thức giá trị còn lại chia cho số năm còn lại (43.200.000 : 2)
4. Các tài sản cố định không phải trích khấu hao
Sẽ có những trường hợp đặc biệt, khi đó tài sản không cần phải trích khấu hao. Vậy những trường hợp không phải trích khấu hao là gì?. Theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 45/2013/TT-BTC có đến 8 loại tài sản cố định không cần trích khấu hao:
- Những tài sản đã hết thời gian trích khấu hao, tức chúng ta chỉ trích khấu hao trong một khoảng thời gian, sau thời gian đó sẽ không còn trích khấu hao. Với những trang thiết bị chất lượng, việc kéo dài tuổi thọ sử dụng là hoàn toàn có thể.
- Những tài sản cố định vẫn còn khấu hao nhưng vì lý do gì đó, tài sản bị hư hay mất thì sẽ không phải trích khấu hao
- Trường hợp những tài sản cố định không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng vẫn đang trong sự quản lý của doanh nghiệp thì không phải trích khấu hao (trừ tài sản cố định thuê tài chính)
- Tài sản cố định không nằm trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp.
- Những tài sản cố định nhằm phục vụ hoạt động của người lao động
- Tài sản cố định được các cơ quan có thẩm quyền trao tặng nhằm phục vụ hoạt động nghiên cứu.
- Những loại tài sản cố định vô hình như quyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp.
- Ngoài ra, các tài sản cố định loại 6 sẽ không phải trích khấu hao.
Qua bài viết, chúng ta đã nắm rõ được khái niệm khấu hao là gì và công thức tính khấu hao, qua đó giúp doanh nghiệp có thể thực hiện tính khấu hao một cách chính xác để phục vụ tốt cho công việc kinh doanh của mình. Mọi vấn đề còn vướng mắc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp.