Thủ tục pháp lý doanh nghiệp Thủ tục pháp lý doanh nghiệp

3 phương pháp trích khấu hao TSCĐ công ty cổ phần cần biết

Trích khấu hao TSCĐ giúp doanh nghiệp có nguồn quỹ để phục vụ việc kinh doanh. Dưới đây là 3 phương pháp trích khấu hao TSCĐ công ty cổ phần cần biết để thực hiện. 

 

1. Định nghĩa, mục đích của việc trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ)

Trong doanh nghiệp, đặc biệt là với doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh, toàn bộ tài sản hoặc tư liệu sản xuất đã, đang, chưa hay không còn sử dụng trong các chu kỳ sản xuất - kinh doanh đều được coi là tài sản cố định (TSCĐ). Sau khi mua và sử dụng TSCĐ, doanh nghiệp được phép tính toán khấu hao và đưa vào chi phí sản xuất.

Theo Khoản 9 Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC (Thông tư 45):

Điều 2. Các từ ngữ sử dụng trong Thông tư này được hiểu như sau

[…]

9. Khấu hao TSCĐ: là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian trích khấu hao của TSCĐ.

(Trong đó, nguyên giá TSCĐ được hiểu là chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản hữu hình hoặc tài sản vô hình tính đến thời điểm doanh nghiệp sẵn sàng sử dụng hoặc dự tính sử dụng).

Dựa vào định nghĩa này, có thể thấy: bản chất của hoạt động tính toán khấu hao đối với TSCĐ là tạo ra 01 nguồn quỹ cho phép doanh nghiệp mở rộng sản xuất hoặc vận dụng vào mục đích kinh doanh khác. Các công ty được lựa chọn hình thức trích khấu hao có lợi nhất, nhưng dù là cách thức nào thì vẫn phải đảm bảo việc trích khấu hao phù hợp với giá trị hao mòn của tài sản, đồng thời thu hồi đầy đủ vốn giá trị đầu tư ban đầu.

2. Phương pháp trích khấu hao TSCĐ trong công ty cổ phần

Các phương pháp trích khấu hao TSCĐ được điều chỉnh theo quy định tại Điều 13 Thông tư 45, bao gồm:

2.1 Phương pháp khấu hao đường thẳng

Là phương pháp trích khấu hao theo mức tính ổn định từng năm vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp của TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh.

TSCĐ trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng như sau:

- Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho TSCĐ theo công thức dưới đây:

Mức trích khấu hao trung bình hàng năm
của TSCĐ

 

=

Nguyên giá của TSCĐ

Thời gian trích khấu hao

- Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.

Trường hợp thời gian trích khấu hao hay nguyên giá của TSCĐ thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của TSCĐ bằng cách lấy giá trị còn lại trên sổ kế toán chia (:) cho thời gian trích khấu hao xác định lại hoặc thời gian trích khấu hao còn lại (được xác định là chênh lệch giữa thời gian trích khấu hao đã đăng ký trừ thời gian đã trích khấu hao) của TSCĐ.

Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian trích khấu hao TSCĐ được xác định là hiệu số giữa nguyên giá TSCĐ và số khấu hao luỹ kế đã thực hiện đến năm trước năm cuối cùng của TSCĐ đó.

phuong phap trich khau hao tscd cong ty co phanCó 3 phương pháp trích khấu hao TSCĐ công ty cổ phần cần biết (Ảnh minh họa)

2.2 Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh

Là phương pháp được áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh.

Mức trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh được xác định như sau:

- Xác định thời gian khấu hao của TSCĐ;

- Xác định mức trích khấu hao năm của TSCĐ trong các năm đầu theo công thức dưới đây:

Mức trích khấu hao
hàng năm của TSCĐ

=

Giá trị còn lại của TSCĐ

x

Tỷ lệ khấu hao nhanh

Trong đó:

Tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo công thức sau:

Tỷ lệ khấu khao nhanh
(%)

=

Tỷ lệ khấu hao TSCĐ
theo phương pháp đường thẳng

x

Hệ số điều chỉnh

Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng xác định như sau:

Tỷ lệ khấu hao TSCĐ
theo phương pháp đường thẳng (%)

 

=

1

 

x 100

Thời gian trích khấu hao của TSCĐ

Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian trích khấu hao của TSCĐ quy định tại bảng dưới đây:

Thời gian trích khấu hao của TSCĐ

Hệ số điều chỉnh
(lần)

Đến 4 năm   (t ≤ 4 năm)

1,5

Trên 4 năm  (t > 4 năm)

2,0

Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ.

- Mức trích khấu hao hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.

2.3 Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm

TSCĐ trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm như sau:

- Căn cứ vào hồ sơ kinh tế - kỹ thuật của TSCĐ, doanh nghiệp xác định tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ, gọi tắt là sản lượng theo công suất thiết kế.

- Căn cứ tình hình thực tế sản xuất, doanh nghiệp xác định số lượng, khối lượng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của TSCĐ.

- Xác định mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ theo công thức dưới đây:

Mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ

=

Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng

x

Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm

Trong đó:

Mức trích khấu hao bình quân
tính cho một đơn vị sản phẩm

 

=

Nguyên giá của TSCĐ

Sản lượng theo công suất thiết kế

- Mức trích khấu hao năm của TSCĐ bằng tổng mức trích khấu hao của 12 tháng trong năm, hoặc tính theo công thức sau:

Mức trích khấu hao năm của TSCĐ

=

Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm

x

Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm

Trường hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá của TSCĐ thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của TSCĐ.

3. Hồ sơ thông báo phương pháp trích khấu hao TSCĐ

Căn cứ Khoản 3 Điều 13 của Thông tư 45, trước khi đưa bắt đầu trích khấu hao TSCĐ, doanh nghiệp gửi hồ sơ thông báo phương pháp trích khấu hao đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Thành phần hồ sơ bao gồm:

Thông báo phương pháp trích khấu hao TSCĐ;

Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ nếu không phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện.

Trên đây là nội dung về 3 phương pháp trích khấu hao TSCĐ công ty cổ phần cần nắm được trước khi lựa chọn và làm thủ tục với cơ quan thuế. Nếu còn thắc mắc, quý khách hàng vui lòng liên hệ với LuatVietnam trong thời gian sớm nhất để chúng tôi có thể tư vấn chi tiết hơn.

Bạn có thắc mắc về nội dung này? Vui lòng gọi 1900.6192

Biểu mẫu sử dụng cho thủ tục này

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Biểu mẫu sử dụng cho thủ tục này. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Căn cứ pháp lý. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Áp dụng tương tự cho doanh nghiệp

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Áp dụng tương tự cho doanh nghiệp. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Nhận báo giá ngay
Facebook
0938 36 1919
Vui lòng đợi Tổng đài Tư vấn Pháp luật