Tính khấu hao tài sản theo số lượng khối lượng sản phẩm

Doanh nghiệp có thể trích khấu hao tài sản theo 03 phương pháp: Phương pháp đường thẳng, giảm dần có điều chỉnh... Sau đây là phương pháp tính khấu hao tài sản theo số lượng, khối lượng sản phẩm.

Điều kiện áp dụng

Theo điểm c khoản 2 Điều 13 Thông tư 45/2013/TT-BTC tài sản cố định (TSCĐ) trích khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm là các loại máy móc, thiết bị thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

1 - Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm;

2 - Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ;

3 - Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 100% công suất thiết kế.

Lưu ý:

- Doanh nghiệp tự quyết định phương pháp trích khấu hao, thời gian trích khấu hao TSCĐ theo quy định và thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi bắt đầu thực hiện.

- Phương pháp trích khấu hao áp dụng cho từng TSCĐ mà doanh nghiệp đã lựa chọn và thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý phải được thực hiện nhất quán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ.

- Trường hợp đặc biệt cần thay đổi phương pháp trích khấu hao, doanh nghiệp phải giải trình rõ sự thay đổi về cách thức sử dụng TSCĐ để đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Mỗi TSCĐ chỉ được phép thay đổi một lần phương pháp trích khấu hao trong quá trình sử dụng và phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

tính khấu hao tài sản

Tính khấu hao tài sản theo số lượng khối lượng sản phẩm (Ảnh minh họa)

Cách trích khấu hao tài sản theo số lượng, khối lượng sản phẩm

- TSCĐ trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm như sau:

+ Căn cứ vào hồ sơ kinh tế - kỹ thuật của TSCĐ, doanh nghiệp xác định tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ (gọi tắt là sản lượng theo công suất thiết kế).

+ Căn cứ tình hình thực tế sản xuất, doanh nghiệp xác định số lượng, khối lượng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của TSCĐ.

Mức trích khấu hao tháng:

- Xác định mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ theo công thức sau:

Mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ

=

Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng

x

Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm

Trong đó:

Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm

=

Nguyên giá của TSCĐ

Sản lượng theo công suất thiết kế


Mức trích khấu hao năm:

Mức trích khấu hao năm của TSCĐ bằng tổng mức trích khấu hao của 12 tháng trong năm, hoặc tính theo công thức sau:

Mức trích khấu hao năm của TSCĐ

=

Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm

x

Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm

Lưu ý: Trường hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá của TSCĐ thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của TSCĐ.

Ví dụ tính và trích khấu hao TSCĐ

Ví dụ: Công ty A mua máy xúc đất (mới 100%) với nguyên giá 900 triệu đồng. Công suất thiết kế là 55m3/giờ. Sản lượng theo công suất thiết kế là 4.000.000 m3.

Khối lượng sản phẩm đạt được trong năm thứ nhất của máy xúc như bảng sau:

Tháng

Khối lượng sản phẩm hoàn thành (m3)

Tháng

Khối lượng sản phẩm hoàn thành (m3)

Tháng 01

25.000

Tháng 7

25.000

Tháng 02

25.000

Tháng 8

24.000

Tháng 3

28.000

Tháng 9

26.000

Tháng 4

22.000

Tháng 10

25.000

Tháng 5

27.000

Tháng 11

20.000

Tháng 6

23.000

Tháng 12

30.000

Mức trích khấu hao theo phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm của máy xúc được xác định như sau:

- Mức trích khấu hao bình quân tính cho 01 m3 = 900 triệu đồng: 4.000.000 m3 = 225.000 đồng/m3

- Mức trích khấu hao của máy xúc được tính theo bảng sau:

Tháng

Sản lượng thực tế tháng (m3)

Mức trích khấu hao tháng (đồng)

01

25.000

25.000 x 225.000 = 5.625.000

02

25.000

25.000 x 225.000 = 5.625.000

3

28.000

28.000 x 225.000 = 6.300.000

4

22.000

22.000 x 225.000 = 4.950.000

5

27.000

27.000 x 225.000 = 6.075.000

6

23.000

23.000 x 225.000 = 5.175.000

7

25.000

25.000 x 225.000 = 5.625.000

8

24.000

24.000 x 225.000 = 5.400.000

9

26.000

26.000 x 225.000 = 5.850.000

10

25.000

25000 x 225.000 = 5.625.000

11

20.000

20.000 x 225.000 = 4.500.000

12

30.000

30.000 x 225.000 = 6.750.000

Tổng cộng cả năm

67.500.000


>> Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp: 7 điều không thể bỏ qua 

Khắc Niệm

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Ghi nhanh Webinar: Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và cách sử dụng AI Luật

Ghi nhanh Webinar: Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và cách sử dụng AI Luật

Ghi nhanh Webinar: Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và cách sử dụng AI Luật

Ngày 18/12/2024, LuatVietnam đã tổ chức hội thảo online dành cho cộng đồng Kế toán với chủ đề “Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và sử dụng AI Luật", với diễn giả của sự kiện là chị Vũ Thị Ngọc Lan - Trưởng phòng Nội dung của LuatVietnam.