Cách tính khấu hao tài sản theo phương pháp đường thẳng

Để tính được chi phí khấu hao doanh nghiệp có phương pháp tính khác nhau. Dưới đây là cách tính khấu hao tài sản theo phương pháp đường thẳng.

Phương pháp khấu hao đường thẳng là gì?

Theo Điều 13 Thông tư 45/2013/TT-BTC phương pháp khấu hao đường thẳng là phương pháp trích khấu hao theo mức tính ổn định từng năm vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp của tài sản cố định (TSCĐ) tham gia vào hoạt động kinh doanh.

- Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 02 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ.

TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao nhanh là:

+ Máy móc, thiết bị;

+ Dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm;

+ Thiết bị và phương tiện vận tải;

+ Dụng cụ quản lý;

+ Súc vật, vườn cây lâu năm.

- Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi.

- Trường hợp doanh nghiệp trích khấu hao nhanh vượt 02 lần mức quy định tại khung thời gian sử dụng TSCĐ (quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư 45/2013/TT-BTC), thì phần trích vượt mức khấu hao nhanh (quá 02 lần) không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập trong kỳ.

Cách tính khấu hao tài sản

Cách tính khấu hao tài sản (Ảnh minh họa)

Cách tính khấu hao tài sản theo phương pháp đường thẳng

Công thức tính khấu hao TSCĐ

1 - Mức trích khấu hao trung bình năm:

Mức trích khấu hao trung bình hàng năm

=

Nguyên giá của TSCĐ

Thời gian trích khấu hao

Trong đó:

- Nguyên giá TSCĐ được xác định như sau:

Nguyên giá TSCĐ

=

Giá mua thực tế

+

Các khoản thuế

+

Các chi phí liên quan

- Thời gian trích khấu hao TSCĐ:

Theo Điều 10 Thông tư 45/2013/TT-BTC xác định thời gian trích khấu hao của TSCĐ hữu hình như sau:

Trường hợp 1: Đối với TSCĐ còn mới (chưa qua sử dụng), doanh nghiệp phải căn cứ vào khung thời gian trích khấu hao TSCĐ quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 45/2013/TT-BTC để xác định thời gian trích khấu hao của TSCĐ.

Xem chi tiết tại: Khung thời gian trích khấu hao các loại TSCĐ.

Trường hợp 2: Đối với TSCĐ đã qua sử dụng, thời gian trích khấu hao của TSCĐ được xác định như sau:

Thời gian trích khấu hao của TSCĐ

=

Giá trị hợp lý của TSCĐ

x

Thời gian trích khấu hao của TSCĐ mới cùng loại xác định theo Phụ lục 1

Giá bán của TSCĐ cùng loại mới 100% (hoặc của TSCĐ tương đương trên thị trường)

Trong đó: Giá trị hợp lý của TSCĐ là giá mua hoặc trao đổi thực tế (trong trường hợp mua bán, trao đổi), giá trị còn lại của TSCĐ hoặc giá trị theo đánh giá của tổ chức có chức năng thẩm định giá (trong trường hợp được cho, được biếu, được tặng, được cấp, được điều chuyển đến) và các trường hợp khác.

2 - Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng:

Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng

=

Số khấu hao phải trích cả năm

12 tháng

3 - Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng:

Mức trích khấu hao năm cuối cùng của thời gian trích khấu hao TSCĐ

=

Nguyên giá của TSCĐ

-

Số khấu hao lũy kế đã được thực hiện đến năm trước năm cuối cùng

Lưu ý: Trường hợp thời gian trích khấu hao hay nguyên giá của TSCĐ thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của TSCĐ bằng cách lấy giá trị còn lại trên sổ kế toán chia cho thời gian trích khấu hao xác định lại hoặc thời gian trích khấu hao còn lại (được xác định là chênh lệch giữa thời gian trích khấu hao đã đăng ký trừ thời gian đã trích khấu hao) của TSCĐ.

Như vậy, để trích khấu khao TSCĐ ta phải xác định được:

- Thời gian trích khấu hao (lưu ý cách xác định với tài sản đã qua sử dụng);

- Xác định nguyên giá của TSCĐ.

- Căn cứ vào công thức để xác định mức khấu hao tài sản trung bình hàng năm, hàng tháng và mức trích khấu hao năm cuối cùng.

Để hiểu rõ cách trích khấu hao hãy tìm hiểu qua ví dụ dưới đây:

Ví dụ tính và trích khấu hao

Công ty A mua máy in (mới 100%) với giá ghi trên hoá đơn là 61.5 triệu đồng, chiết khấu mua hàng là 02 triệu đồng, chi phí vận chuyển là 500.000 đồng.

Bước 1: Xác định thời gian trích khấu hao.

Theo quy định khung thời gian tai Phụ lục 1 thì máy in thuộc thiết bị in văn phòng phẩm, có thời gian trích khấu hao tổi thiểu là 07 năm, tối đa là 15 năm. Như vậy, thời gian trích khấu hao của TSCĐ doanh nghiệp dự kiến là 10 năm, tài sản được đưa vào sử dụng vào ngày 01/01/2014.

Bước 2. Xác định nguyên giá máy in

Nguyên giá TSCĐ = 61.5 triệu đồng - 02 triệu đồng + 500.000 đồng = 60 triệu đồng.

Bước 3. Xác định mức khấu hao

- Mức trích khấu hao trung bình hàng năm =  60 triệu đồng : 10 năm = 06 triệu đồng/năm.

- Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng = 06 triệu đồng : 12 tháng = 500.000 đồng/ tháng

Như vậy, hàng năm được trích 06 triệu đồng, hàng tháng được trích 500.000 đồng chi phí trích khấu hao vào chi phí kinh doanh.

Xác định mức trích khấu hao với TSCĐ đưa vào sử dụng trước ngày 01/01/2013:

Cách xác định mức trích khấu hao:

- Căn cứ các số liệu trên sổ kế toán, hồ sơ của TSCĐ để xác định giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ.

- Công thức xác định thời gian trích khấu hao còn lại của TSCĐ:

Cách tính khấu hao tài sản theo phương pháp đường thẳng

Trong đó:

T : Thời gian trích khấu hao còn lại của TSCĐ.

T1 : Thời gian trích khấu hao của TSCĐ xác định theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 203/2009/TT-BTC .

T2 : Thời gian trích khấu hao của TSCĐ xác định theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 45/2013/TT-BTC.

t1 : Thời gian thực tế đã trích khấu hao của TSCĐ

- Xác định mức trích khấu hao hàng năm (cho những năm còn lại của TSCĐ) như sau:

Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của TSCĐ

=

Giá trị còn lại của TSCĐ

Thời gian trích khấu hao còn lại của TSCĐ

- Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.

Trên đây là cách tính khấu hao tài sản theo phương pháp đường thẳng. Để biết thêm các quy định về trích khấu hao tài sản hãy xem tại đây.

>> Thuế thu nhập doanh nghiệp: 7 điều doanh nghiệp không thể bỏ qua

Khắc Niệm

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và tiền thuê đất 2024

Chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và tiền thuê đất 2024

Chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và tiền thuê đất 2024

Nghị định 64/2024/NĐ-CP ngày 17/6/2024 quy định về gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất được Chính phủ ban hành nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho cá nhân, doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn từ ngày 17/6/2024 đến hết ngày 31/12/2024.

Quy định về tài khoản kế toán Hợp tác xã từ 07/10/2024

Quy định về tài khoản kế toán Hợp tác xã từ 07/10/2024

Quy định về tài khoản kế toán Hợp tác xã từ 07/10/2024

Bộ Tài chính ban hành Thông tư 71/2024/TT-BTC quy định về chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, nguyên tắc ghi sổ kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Sau đây là những điểm nổi bật trong quy định về tài khoản kế toán Hợp tác xã từ 07/10/2024.

Chứng từ kế toán là gì? Quy định về chứng từ kế toán Hợp tác xã từ 7/10/2024

Chứng từ kế toán là gì? Quy định về chứng từ kế toán Hợp tác xã từ 7/10/2024

Chứng từ kế toán là gì? Quy định về chứng từ kế toán Hợp tác xã từ 7/10/2024

Chứng từ kế toán áp dụng cho các hợp tác xã được thực hiện theo quy định của Luật Kế toán, các văn bản hướng dẫn Luật Kế toán. Bài viết dưới đây sẽ xoay quanh nội dung chứng từ kế toán là gì? Quy định về chứng từ kế toán Hợp tác xã từ 07/10/2024.