Điều kiện khách hàng được hoàn trả thư tín dụng

Thông tư 21/2024/TT-NHNN quy định điều kiện khách hàng được hoàn trả thư tín dụng, chính thức có hiệu lực từ 01/7/2024. Cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

1. Hoàn trả thư tín dụng là gì?

Khoản 7 Điều 3 Thông tư 21/2024/TT-NHNN định nghĩa về hoàn trả thư tín dụng như sau:

Hoàn trả thư tín dụng là việc ngân hàng hoàn trả thỏa thuận với ngân hàng phát hành về việc thanh toán bằng nguồn tiền của mình cho bên thụ hưởng hoặc là việc ngân hàng hoàn trả theo đề nghị của ngân hàng phát hành cam kết với bên thụ hưởng về việc thanh toán cho bên thụ hưởng, ngoài cam kết của ngân hàng phát hành

Trong hoàn trả thư tín dụng, khách hàng của ngân hàng hoàn trả là ngân hàng phát hành (theo điểm d khoản 12 Điều 3 Thông tư 21/2024/TT-NHNN).

2. Điều kiện khách hàng được hoàn trả thư tín dụng 

2.1 Điều kiện chung

Ngân hàng tiến hành xem xét và quyết định hoàn trả thư tín dụng theo đề nghị của khách hàng khi khách hàng đủ các điều kiện sau, theo khoản 1 Điều 40 Thông tư 21/2024/TT-NHNN.

- Thư tín dụng do khách hàng phát hành để phục vụ hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ hợp pháp;

- Có phương án sử dụng vốn khả thi;

- Có khả năng tài chính để trả nợ.

Lưu ý:

02 đối tượng khách hàng sau đây được loại trừ điều kiện về “Có khả năng tài chính để trả nợ“  khi đề nghị ngân hàng hoàn trả thư tín dụng.

- Khách hàng là ngân hàng mẹ hoặc chi nhánh trong hệ thống tại Việt Nam của ngân hàng mẹ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

- Khách hàng là tổ chức tín dụng là chi nhánh ở nước ngoài của ngân hàng thương mại.

Theo đó, các đối tượng khách hàng này chỉ cần đáp ứng điều kiện là Thư tín dụng do khách hàng phát hành để phục vụ hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ hợp pháp và có phương án sử dụng vốn khả thi, theo khoản 2 Điều 40 Thông tư 21/2024/TT-NHNN, sẽ được ngân hàng xem xét, quyết định hoàn trả thư tín dụng.

2.2 Điều kiện riêng 

Đối với trường hợp khách hàng là người không cư trú, ngân hàng (trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoàn trả thư tín dụng bằng ngoại tệ) chỉ xem xét, quyết định hoàn trả thư tín dụng cho khách hàng khi khách hàng có đủ các điều kiện sau, theo khoản 1, khoản 2 Điều 40 Thông tư 21/2024/TT-NHNN.

-  Thư tín dụng do khách hàng phát hành để phục vụ hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ hợp pháp;

- Có phương án sử dụng vốn khả thi;

- Có khả năng tài chính để trả nợ.

Lưu ý: Ngoài các điều kiện nêu trên, khách hàng không cư trú còn phải đáp ứng 1 trong 3 điều kiện sau theo khoản 3 Điều 40 Thông tư 21/2024/TT-NHNN.

- Là tổ chức tín dụng ở nước ngoài là chi nhánh hoặc công ty con của ngân hàng thương mại; là ngân hàng mẹ hoặc chi nhánh trong hệ thống của ngân hàng mẹ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

- Khách hàng bảo đảm đủ 100% giá trị thư tín dụng bằng tài sản của khách hàng gồm số dư tiền gửi, tiền ký quỹ tài chính ngân hàng hoàn trả;

- Bên thụ hưởng của thư tín dụng là người cư trú.

dieu-157-bo-luat-to-tung-hinh-su-
Điều kiện khách hàng được hoàn trả thư tín dụng (ảnh minh họa)

2. Thời hạn và thỏa thuận cấp tín dụng trong nghiệp vụ hoàn trả thư tín dụng được thực hiện như thế nào?

2.1 Thời hạn cấp tín dụng

Quy định về thời hạn cấp tín dụng trong nghiệp vụ hoàn trả thư tín dụng, chia làm hai trường hợp chính là hoàn trả bằng nguồn tiền của ngân hàng và phát hành cam kết hoàn trả, theo Điều 41 Thông tư 21/2024/TT-NHNN, như sau:

- Hoàn trả bằng nguồn tiền của ngân hàng, thời hạn cấp tín dụng được tính từ ngày tiếp theo sau khi ngân hàng thực hiện việc thanh toán cho bên thụ hưởng. Thời hạn này kéo dài cho đến khi khoản tín dụng đến hạn, nhưng phải tuân thủ hai nguyên tắc: 

(i) Không được vượt quá ngày đến hạn của thư tín dụng, 

(ii) Không vượt quá thời hạn tối đa là 01 năm, 

(iii) Không vượt quá thời hạn hoạt động còn lại của ngân hàng và khách hàng. 

- Phát hành cam kết hoàn trả, thời hạn cấp tín dụng được tính từ ngày tiếp theo sau khi cam kết hoàn trả thư tín dụng được phát hành. Tương tự như hình thức đầu tiên, thời hạn này kéo dài đến ngày đến hạn thanh toán của thư tín dụng, nhưng phải bảo đảm không vượt quá thời hạn hoạt động còn lại của cả ngân hàng và khách hàng. 

Việc yêu cầu này giảm thiểu rủi ro, đảm bảo rằng cả hai bên vẫn có khả năng pháp lý để thực hiện trách nhiệm thanh toán cho đến khi thư tín dụng được thanh toán đầy đủ.

2.2 Thỏa thuận cấp tín dụng

 Thỏa thuận cấp tín dụng trong nghiệp vụ hoàn trả thư tín dụng theo Điều 42 Thông tư 21/2024/TT-NHNN quy định về nội dung và hình thức của thỏa thuận như sau:

Nội dung chính của thỏa thuận cấp tín dụng: Thỏa thuận này phải bao gồm một số yếu tố quan trọng:

- Thông tin về các bên liên quan: Các bên trong thỏa thuận bao gồm ngân hàng phát hành, ngân hàng hoàn trả, bên đề nghị hoàn trả, bên thụ hưởng, và các bên liên quan khác (nếu có). 

- Thông tin về thư tín dụng và biện pháp đảm bảo: Đây là yếu tố trung tâm của thỏa thuận, bao gồm các điều khoản liên quan đến L/C cụ thể và các biện pháp đảm bảo (nếu có), các thông tin khác theo yêu cầu của ngân hàng hoàn trả.

- Loại tiền và số tiền hoàn trả: Quy định yêu cầu rõ ràng về loại tiền tệ và số tiền cần hoàn trả.

- Thời hạn cấp tín dụng: Thời gian cụ thể cho việc hoàn trả phải được nêu rõ.

- Phí, lãi và lãi phạt: Đây là các khoản chi phí bổ sung có thể phát sinh nếu có sự chậm trễ hoặc vi phạm các điều khoản đã thỏa thuận. 

Hình thức thỏa thuận:

- Thỏa thuận cụ thể cho từng giao dịch: Các bên có thể lập một thỏa thuận riêng biệt cho từng giao dịch hoàn trả L/C.

- Thỏa thuận khung áp dụng cho nhiều giao dịch: có thể áp dụng chung đối với tất cả các giao dịch hoàn trả thư tín dụng, đính kèm thỏa thuận cụ thể.

Trân đây là bài viết về "Điều kiện khách hàng được hoàn trả thư tín dụng".

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Tiêu chí đánh giá hồ sơ mời thầu dự án đầu tư công trình năng lượng sạch

Tiêu chí đánh giá hồ sơ mời thầu dự án đầu tư công trình năng lượng sạch

Tiêu chí đánh giá hồ sơ mời thầu dự án đầu tư công trình năng lượng sạch

Thông tư 27/2024/TT-BCT hướng dẫn tiêu chí đánh giá hồ sơ mời thầu dự án đầu tư công trình năng lượng sạch (cụ thể bao gồm công trình năng lượng tái tạo, nguồn điện sử dụng khí thiên nhiên, LNG). Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.

Các chức năng bắt buộc của phần mềm ứng dụng Online Banking từ năm 2025

Các chức năng bắt buộc của phần mềm ứng dụng Online Banking từ năm 2025

Các chức năng bắt buộc của phần mềm ứng dụng Online Banking từ năm 2025

Theo quy định mới, các ứng dụng Online Banking bắt buộc phải tích hợp những tính năng bảo mật và tiện ích vượt trội. Điều này không chỉ đảm bảo an toàn cho thông tin tài chính của bạn mà còn mang đến những trải nghiệm giao dịch nhanh chóng và thuận tiện hơn bao giờ hết. Vậy, các chức năng bắt buộc của phần mềm ứng dụng Online Banking từ năm 2025 gồm những gì?