Nhà trọ cần đáp ứng điều kiện gì về phòng cháy, chữa cháy?

Nếu quan tâm đến điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy đối với nhà trọ, hãy theo dõi bài viết này để nắm được quy định hiện hành của pháp luật.

Nhà trọ là cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy, chữa cháy theo quy định tại Phụ lục I Nghị định 50/2024/NĐ-CP, là cơ sở có nguy hiểm hiểm về cháy, nổ theo quy định tại Phụ lục II Nghị định 50. Trong đó:

Nhà trọ cao dưới 5 tầng và có tổng khối tích của các khối nhà phục vụ lưu trú dưới 2.500 m3  là cơ sở thuộc diện quản lý của ủy ban nhân dân cấp xã (theo Phụ lục III Nghị định 50).

Nhà trọ cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích của các khối nhà phục vụ lưu trú từ 2.500 m3 trở lên là cơ sở thuộc diện quản lý của cơ quan công an (theo Phụ lục IV Nghị định 50).

Điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy đối với nhà trọ được quy định tại Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP như sau:

Điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy đối với nhà trọ trên 05 tầng

Nhà trọ cao từ 05 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích của các khối nhà phục vụ lưu trú từ 2.500 m3 trở lên phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy sau đây:

- Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy, chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy, chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;

- Có lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tương ứng với loại hình cơ sở, được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ;

- Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy, chữa cháy phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy, chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;

- Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy, chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng;

- Có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy.

Điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy đối với nhà trọ
Điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy đối với nhà trọ (Ảnh minh họa)

Điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy đối với nhà trọ dưới 05 tầng

Nhà trọ cao dưới 05 tầng và có tổng khối tích của các khối nhà phục vụ lưu trú dưới 2.500 m3 phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy sau đây:

- Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy, chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy, chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;

- Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy, chữa cháy phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy, chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;

- Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy;

- Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy, chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.

Trên đây là quy định về: Điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy đối với nhà trọ.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) và chế tài xử lý liên quan như thế nào?

Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) và chế tài xử lý liên quan như thế nào?

Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) và chế tài xử lý liên quan như thế nào?

Trách nhiệm mở rộng nhà sản xuất (EPR) được hiểu là trách nhiệm của nhà sản xuất đối với môi trường trong suốt vòng đời của sản phẩm, từ sản xuất đến tiêu dùng và thải bỏ. Trách nhiệm này được quy định như thế nào trong các văn bản hiện hành?

Mẫu đơn xin mượn học bạ đơn giản, chuẩn xác

Mẫu đơn xin mượn học bạ đơn giản, chuẩn xác

Mẫu đơn xin mượn học bạ đơn giản, chuẩn xác

Học bạ là ghi nhận toàn bộ kết quả học tập của học sinh trên ghế nhà trường, thể hiện thành tích học tập và đạo đức. Với nhiều lý do cá nhân mà học sinh hay phụ huynh sẽ viết đơn xin mượn học bạ từ nhà trường. Bài viết sẽ hướng dẫn cách viết đơn xin mượn học bạ một cách hiệu quả!

Lộ giới là gì? Cách xác định mốc lộ giới khi xây dựng công trình

Lộ giới là gì? Cách xác định mốc lộ giới khi xây dựng công trình

Lộ giới là gì? Cách xác định mốc lộ giới khi xây dựng công trình

Nhu cầu xây dựng nhà ở hay các công trình khác ngày càng gia tăng, thêm vào đó các chủ sở hữu đất luôn mong muốn tận dụng tối ưu diện tích nhưng không để ý đến những quy định về lộ giới gây lấn chiếm, vi phạm pháp luật. Hãy cùng tìm hiểu về lộ giới là gì trong bài viết dưới đây.

Mẫu sơ đồ tổ chức công ty cổ phần, TNHH, doanh nghiệp tư nhân

Mẫu sơ đồ tổ chức công ty cổ phần, TNHH, doanh nghiệp tư nhân

Mẫu sơ đồ tổ chức công ty cổ phần, TNHH, doanh nghiệp tư nhân

Mỗi loại hình doanh nghiệp thì sẽ có sơ đồ tổ chức công ty khác nhau, biểu thị việc vận hành, tổ chức các hoạt động nội bộ, phân chia vị trí và trách nhiệm của từng phòng ban. Vì vậy việc xây dựng sơ đồ tổ chức công ty sao cho phù hợp với doanh nghiệp là điều vô cùng quan trọng, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn thông qua bài dưới đây.