Nhà trọ không đảm bảo phòng cháy chữa cháy bị phạt như thế nào?

Tình trạng các nhà trọ không đảm bảo phòng cháy chữa cháy tiềm ẩn nhiều nguy cơ hỏa hoạn, gây mất an toàn về tính mạng và tài sản. Theo quy định của pháp luật, chủ nhà trọ không đảm bảo phòng cháy chữa cháy có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mức phạt hành chính đối với chủ nhà trọ không đảm bảo phòng cháy chữa cháy

Mức phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm về phòng cháy, chữa cháy được quy định tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Theo đó, chủ nhà trọ không đảm bảo phòng cháy chữa cháy có thể bị phạt đối với một số vi phạm như sau:

- Niêm yết biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy không đúng quy cách, mẫu quy định: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 - 300.000 đồng.

- Không niêm yết biển báo, biển cấm, sơ đồ, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.

- Làm che khuất, cản trở lối tiếp cận phương tiện phòng cháy và chữa cháy; Sử dụng phương tiện chữa cháy thông dụng không bảo đảm chất lượng: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 - 300.000 đồng

- Không kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống, phương tiện phòng cháy và chữa cháy định kỳ; Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy không đủ hoặc không đồng bộ: Phạt tiền từ 500.000 - 1,5 triệu đồng.

- Không trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng cho nhà, công trình: Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng.

- Vi phạm quy định về phòng, chống cháy, nổ tại hộ gia đình:

+ Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 - 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ mà gây thiệt hại về tài sản từ 50 đến dưới 100 triệu đồng.

+ Phạt tiền từ 01 - 03 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  • Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ mà gây thiệt hại về tài sản trên 100 triệu đồng;

  • Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 61%;

  • Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này dưới 61%.

- Vi phạm trong việc để xảy ra cháy, nổ:

+ Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 - 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản dưới 20 triệu đồng.

+ Phạt tiền từ 01 - 03 triêu đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản từ 20 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng.

+ Phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản từ 50 đến dưới 100 triệu đồng.

+ Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  • Vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ mà gây thiệt hại về tài sản trên 100 triệu đồng;
  • Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 61%;
  • Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này dưới 61%.
Nhà trọ không đảm bảo phòng cháy chữa cháy bị phạt như thế nào?
Nhà trọ không đảm bảo phòng cháy chữa cháy bị phạt như thế nào? (Ảnh minh họa)

Chủ nhà trọ không đảm bảo phòng cháy chữa cháy có thể bị truy cứu hình sự

Trường hợp vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại, hậu quả nghiêm trọng, chủ nhà trọ không đảm bảo phòng cháy chữa cháy có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cụ thể, Điều 313 Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13, sửa đổi bởi Luật số 12/2017/QH14 quy định về Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy như sau:

Khung 1: Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 - 05 năm:

  • Làm chết người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% - 121%;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 100 đến dưới 500 triệu đồng.

Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 - 08 năm:

  • Làm chết 02 người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% - 200%;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 500 triệu đến dưới 1,5 tỷ đồng.
Khung 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 - 12 năm:
  • Làm chết 03 người trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 1,5 tỷ đồng trở lên.

Người vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các trường hợp trên nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm.

Trên đây là thông tin về: Nhà trọ không đảm bảo phòng cháy chữa cháy bị phạt như thế nào?

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Cận huyết là gì? Hôn nhân cận huyết xử phạt như thế nào?

Cận huyết là gì? Hôn nhân cận huyết xử phạt như thế nào?

Cận huyết là gì? Hôn nhân cận huyết xử phạt như thế nào?

Hôn nhân cận huyết là một hủ tục đã tồn tại lâu đời ở nhiều nơi, đặc biệt là các vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Hiện nay, pháp luật đã đưa ra những chế tài cụ thể để xử lý vi phạm này. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc về cận huyết là gì, hôn nhân cận huyết là gì và những chế tài xử phạt của pháp luật về hành vi này.

Mẫu sơ đồ tổ chức công ty cổ phần, TNHH, doanh nghiệp tư nhân

Mẫu sơ đồ tổ chức công ty cổ phần, TNHH, doanh nghiệp tư nhân

Mẫu sơ đồ tổ chức công ty cổ phần, TNHH, doanh nghiệp tư nhân

Mỗi loại hình doanh nghiệp thì sẽ có sơ đồ tổ chức công ty khác nhau, biểu thị việc vận hành, tổ chức các hoạt động nội bộ, phân chia vị trí và trách nhiệm của từng phòng ban. Vì vậy việc xây dựng sơ đồ tổ chức công ty sao cho phù hợp với doanh nghiệp là điều vô cùng quan trọng, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn thông qua bài dưới đây.