Thủ tục đăng ký khai sinh cho con theo mẹ

Thông thường, con khai sinh sẽ mang họ bố. Tuy nhiên, pháp luật không cấm trẻ khai sinh mang họ mẹ. Thủ tục đăng ký khai sinh cho con theo mẹ và mang họ mẹ cũng không hề phức tạp

Con mang họ mẹ được không?

Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hộ tịch thì có 02 trường hợp con khai sinh có thể mang họ mẹ.

Trường hợp 1: Do bố, mẹ thỏa thuận

Khoản 1 Điều 4 của Nghị định 123, họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán.

Như vậy, nếu bố mẹ có thỏa thuận, con có thể khai sinh theo họ của mẹ mà không bắt buộc phải theo họ của bố.

Trường hợp 2: Không xác định được bố

Khoản 2 Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định trường hợp chưa xác định được bố thì khi đăng ký khai sinh, họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về bố trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.

Như vậy, nếu bố mẹ có thỏa thuận thì pháp luật hiện nay hoàn toàn cho phép con khai sinh mang họ mẹ.

Thủ tục đăng ký khai sinh cho con theo mẹ và mang họ mẹ
Thủ tục đăng ký khai sinh cho con theo mẹ và mang họ mẹ (Ảnh minh họa)
 

Thủ tục đăng ký khai sinh cho con theo mẹ và mang họ mẹ

Theo Luật Hộ tịch 2014, UBND cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh. Như vậy, trẻ sinh ra có thể khai sinh theo mẹ (hộ khẩu hoặc tạm trú của mẹ) nếu cha, mẹ lựa chọn.

Thủ tục đăng ký khai sinh cho con theo mẹ và mang họ mẹ được tiến hành không khác thủ tục đăng ký khai sinh thông thường.

Bước 1: Người đi đăng ký khai sinh cho trẻ chuẩn bị các giấy tờ sau:

- Tờ khai theo mẫu;

- Giấy chứng sinh (Nếu không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh;

Bước 2: Nộp giấy tờ tại UBND cấp xã nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của cha/mẹ.

Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai sinh và cấp Giấy khai sinh.

Sau khi nhận và kiểm tra các giấy tờ trên, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch, trình Chủ tịch UBND cấp xã ký vào bản chính Giấy khai sinh. Công chức tư pháp - hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch.

Lưu ý: Người đi khai sinh cho trẻ phải xuất trình được giấy tờ tùy thân, sổ hộ khẩu/sổ tạm trú, chứng nhận đăng ký kết hôn của cha mẹ trẻ (nếu có)…

Trường hợp khai sinh đúng hạn (trong 60 ngày, kể từ ngày sinh con) sẽ được miễn lệ phí.

Ngoài ra, thủ tục đăng ký khai sinh hiện nay còn được liên thông với đăng ký thường trú/tạm trú và làm bảo hiểm y tế cho trẻ. 

Nếu có băn khoăn về quy định liên quan đến thủ tục đăng ký khai sinh, bạn đọc có thể liên hệ: 1900.6192 để được giải đáp từ các chuyên gia pháp lý.

Tình Nguyễn
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025

Hướng dẫn cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025

Hướng dẫn cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025

Vừa qua, Bộ Công an đã công bố tích hợp tiện ích mua thuốc trực tuyến trên VNeID - một trong những cấu phần quan trọng trong việc triển khai Sổ sức khỏe điện tử trong thời gian tới. LuatVietnam sẽ hướng dẫn bạn đọc cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025 ngay tại bài viết dưới đây.