Thủ tục khai sinh cho con của mẹ đơn thân

Vì nhiều lý do, không ít phụ nữ đã quyết định trở thành mẹ đơn thân - sinh con và nuôi dạy con một mình. Việc làm giấy khai sinh cho con của mẹ đơn thân cần thực hiện theo một số quy định.

Thời hạn và trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con

Theo khoản 1 Điều 15 Luật Hộ tịch 2014, trách nhiệm đăng ký khai sinh như sau:

Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

Thêm vào đó, Điều 27 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định về việc xử phạt hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai sinh cho con:

“1. Cảnh cáo đối với người có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em mà không thực hiện việc đăng ký đúng thời hạn quy định.”

Như vậy, cha, mẹ, ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em đi đăng ký khai sinh cho con trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con.

Cách làm giấy khai sinh cho con của mẹ đơn thân

Cách làm giấy khai sinh cho con của mẹ đơn thân (Ảnh minh họa)

Thủ tục làm giấy khai sinh cho con của mẹ đơn thân

- Nơi đăng ký khai sinh cho con của mẹ đơn thân

Khoản 1 Điều 15 Nghị định 123/2015 NĐ-CP quy định về việc đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ như sau:

1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.

Điều 13, Luật cư trú sửa đổi, bổ sung 2013 quy định về nơi cư trú của người chưa thành niên như sau: Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống.

Căn cứ các quy định trên, mẹ đơn thân đăng ký khai sinh cho con tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người mẹ đang cư trú.

- Hồ sơ đăng ký khai sinh cho con

Điều 16, Luật Hộ tịch 2014 quy định hồ sơ khai sinh cho con bao gồm các giấy tờ sau:

- Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định

- Nộp giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh

- Đồng thời, người đi đăng ký khai sinh xuất trình bản chính một trong các giấy tờ: Hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân.

Xem thêm: Luật Hộ tịch: 8 điểm nổi bật nhất năm 2018

04 lưu ý khi ăn cơm trước kẻng

Mẫu tờ khai đăng ký lại khai sinh cho con

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Từ 01/01/2025 mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ tăng nặng. Người điều khiển phương tiện cũng cẩn thận, “dè chừng” hơn khi lưu thông. Một trong những vướng mắc nhiều người gửi về LuatVietnam đó là vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị phạt?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.