Mức phạt lỗi không nhường đường cho xe xin vượt

Khi xe xin vượt đủ điều kiện an toàn, các phương tiện phải nhường đường. Vậy, bị phạt bao nhiêu nếu không nhường đường cho xe xin vượt?

Bị phạt bao nhiêu nếu không nhường đường cho xe xin vượt?

Các phương tiện tham gia giao thông khi muốn vượt phương tiện khác phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định của pháp luật. Vì thế, nếu một phương tiện xin vượt đáp ứng đủ điều kiện an toàn thì phải cho xe đó vượt.

Nếu không nhường đường cho xe xin vượt, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt. Mức phạt mới từ năm 2020 dược quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP cao hơn đến 05 lần so với quy định cũ (Nghị định 46 năm 2016).

Cụ thể như sau:

STT

Phương tiện

Mức phạt theo Nghị định 100(đang có hiệu lực)

Mức phạt theo Nghị định 46 (hết hiệu lực)

1

Ô tô

01 - 02 triệu đồng

300.000 - 400.000 đồng

2

Xe máy

200.000 - 300.000 đồng

80.000 – 100.000 đồng

3

Xe đạp

100.000 - 200.000 đồng

60.000 - 80.000 đồng.

Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt. Nếu không sẽ bị xử phạt.

không nhường đường cho xe xin vượt
Không nhường đường cho xe xin vượt, phạt đến 02 triệu đồng (Ảnh minh họa)

Thế nào là vượt xe an toàn, đúng luật?

Hiện nay, các quy tắc về vượt xe an toàn và đúng luật được quy định trong Điều 14 Luật Giao thông đường bộ 2008. Cụ thể:

- Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.

- Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.

- Đối với các đường chỉ có một làn xe chạy, khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, ngoại trừ 3 trường hợp sau được vượt phải:

+ Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;

+ Khi xe điện đang chạy giữa đường;

+ Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.

Đối với đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái thì được phép vượt phía bên phải miễn là tuân thủ quy định về tốc độ và loại phương tiện sử dụng làn đường.

Các trường hợp cấm vượt xe

Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:

+ Không bảo đảm các điều kiện nêu trên;

+ Trên cầu hẹp có một làn xe;

+ Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;

+ Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;

+ Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;

+ Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.

Trong trường hợp xe xin vượt không đủ điều kiện an toàn hoặc thuộc trường hợp cấm vượt, các phương tiện có quyền không nhường đường.

Tình Nguyễn
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.