Mức phạt cho người lái xe khi chưa đủ tuổi

Đủ tuổi lái xe là một trong những điều kiện bắt buộc của người tham gia giao thông. Lái xe khi chưa đủ tuổi là hành vi bị xử phạt nghiêm khắc.

Bao nhiêu tuổi thì được lái xe?

Theo Luật Giao thông đường bộ 2008, người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.

Đối với mỗi phương tiện thì quy định về độ tuổi được điều khiển khác nhau. Cụ thể:

- Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;

- Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 09 chỗ ngồi;

- Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);

- Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);

- Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD).

Không đủ tuổi lái xe phạt bao nhiêu?
Không đủ tuổi lái xe phạt bao nhiêu? (Ảnh minh họa)

Không đủ tuổi lái xe phạt bao nhiêu?

Hiện nay các mức phạt đối với người lái xe khi chưa đủ tuổi được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

- Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô;

- Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;

- Phạt tiền từ 1,2 triệu đồng đến 03 triệu đồng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe ô tô, máy kéo, các loại xe tương tự xe ô tô.

Đối với các loại xe khác như ô tô chở người trên 10 chỗ, ô tô tải, máy kéo… Nghị định 100 không quy định mức phạt. Bởi nếu chưa đủ độ tuổi được điều khiển xe thì họ cũng không được phép thi Giấy phép lái xe. Vì thế, khi tham gia giao thông đương nhiên sẽ bị xử phạt lỗi không có Giấy phép lái xe với mức phạt rất nghiêm khắc (04 - 06 triệu đồng).

Cho người chưa đủ tuổi mượn xe cũng bị phạt

Không chỉ người lái xe chưa đủ tuổi bị phạt, chủ xe cho người chưa đủ tuổi mượn xe tham gia giao thông cũng phải liên đới chịu trách nhiệm.

Theo điểm đ khoản 5 Điều 30 Nghị định 100, chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện lái xe sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 02 triệu đồng đối với cá nhân; từ 1,6 triệu đồng đến 04 triệu đồng đối với tổ chức.

Điểm h khoản 8 Điều 30 quy định chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện lái xe bị phạt tiền từ 04 - 06 triệu đồng đối với cá nhân; 08 - 12 triệu đồng đối với tổ chức.

Việc pháp luật quy định độ tuổi tham gia giao thông với từng loại xe là do xét về nhận thức pháp luật giao thông, kinh nghiệm, kỹ năng xử lý tình huống khi điều khiển phương tiện…

Vì thế, điều khiển xe khi chưa đủ tuổi là hành vi gây nguy hiểm cho bản thân, cho người khác và phải đối mặt với mức phạt nặng của cơ quan chức năng.

Tình Nguyễn
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là một hành vi xảy ra khi doanh nghiệp cố tình tăng giá, khai báo sai giá trị hoặc sử dụng các thủ thuật không minh bạch để trục lợi từ người tiêu dùng. Vậy gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp có hành vi gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?