Xe máy đi vào đường cao tốc: Mức phạt thế nào?

Đường cao tốc được xây dựng nhằm mục đích rút ngắn hành trình, vì thế phương tiện được đi với tốc độ cao. Các phương tiện bị cấm vẫn cố tình đi vào sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây ra tai nạn giao thông rất cao.

Xe máy là phương tiện không được phép đi vào đường cao tốc

Theo Luật Giao thông đường bộ 2008, đường cao tốc là đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác; được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định.

Cũng theo khoản 4 Điều 26 Luật này thì người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô và máy kéo; xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h không được đi vào đường cao tốc, trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

Như vậy, người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô và máy kéo là những phương tiện tuyệt đối không được đi vào đường cao tốc.

Do đường cao tốc chủ yếu dành cho ô tô đi với tốc độ cao nên nếu người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy cố tình đi vào cao tốc sẽ rất nguy hiểm cho bản thân, cho phương tiện khác. Đồng thời, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt rất nặng.

xe may di vao duong cao toc
Mức phạt xe máy đi vào đường cao tốc (Ảnh minh họa)

Xe máy đi vào đường cao tốc: Mức phạt thế nào?​

Hiện nay, việc xử phạt xe máy đi vào đường cao tốc được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Đối với người điều khiển xe máy đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc sẽ bị phạt tiền từ 02 - 03 triệu đồng (trước đây chỉ phạt từ 500.000 - 01 triệu đồng).

Đặc biệt, xe máy đi vào đường cao tốc gây tai nạn giao thông, mức phạt cao hơn, từ 04 - 05 triệu đồng (trước đây chưa quy định).

Ngoài ra, xe máy đi vào đường cao tốc còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng; đi vào đường cao tốc không đúng quy định gây tai nạn giao thông bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Trong một số trường hợp, nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì xe máy đi vào đường cao tốc còn có thể bị xử lý hình sự.

Bộ luật Hình sự quy định về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau:

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Khung hình phạt cao nhất của tội này lên đến 15 năm tù giam nếu làm chết 03 người trở lên hoặc gây thiệt hại từ 1,5 tỷ đồng trở lên…

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là một hành vi xảy ra khi doanh nghiệp cố tình tăng giá, khai báo sai giá trị hoặc sử dụng các thủ thuật không minh bạch để trục lợi từ người tiêu dùng. Vậy gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp có hành vi gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?