Cách sử dụng đèn xi nhan đúng luật để đảm bảo an toàn

Cách sử dụng đèn xi nhan như thế nào là đúng luật có lẽ không phải ai cũng biết. Dưới đây là tổng hợp hướng dẫn sử dụng đèn xi nhan nhằm góp phần nâng cao an toàn của người tham gia giao thông.

Các trường hợp phải bật đèn xi nhan

Theo Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008, những trường hợp phải phải bật đèn xi nhan gồm:

- Chuyển làn đường;

- Chuyển hướng xe (rẽ phải, rẽ trái, quay đầu);

- Vượt xe;

- Cho xe chuyển bánh từ vị trí đỗ xe, hoặc chạy vào sát vỉa hè để dừng, đỗ xe.

cách sử dụng đèn xi nhan

Cách sử dụng đèn xi nhan đúng luật để đảm bảo an toàn (Ảnh minh họa)

 

Ngoài ra, trong quá trình tham gia giao thông để đảm bảo an toàn, Cục Cảnh sát giao thông khuyến nghị nên bật đèn xi nhan trong các trường hợp sau:

Khi đi qua vòng xuyến: Bật xi nhan theo nguyên tắc “vào trái, ra phải” - khi vào vòng xuyến thì xi nhan trái, khi ra khỏi vòng xuyến thì xi nhan phải.

Khi đi theo đường cong: Người điều khiển phương tiện giao thông đi vào đường cong (không phải ngã rẽ, chuyển hướng, chuyển làn) nên bật đèn tín hiệu báo rẽ.

Trường hợp thấy an toàn, không gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông phía sau hoặc chiều ngược lại, không bắt buộc phải bật đèn tín hiệu.

Khi lùi vào ngõ: Nên bật tín hiệu vì tầm quan sát của người lái xe hạn chế, khó điều chỉnh hướng xe và để tạo thuận lợi cho những phương tiện khác di chuyển.

Đi qua ngã 3 chữ Y: Nếu có biển báo ngã rẽ thì bật đèn tín hiệu như bình thường. Nếu không có biển báo mà đi thẳng theo nhánh bên phải (từ chân chữ Y lên) thì không cần xi nhan.

nên bật đèn xi nhan
Không bắt buộc nhưng nên bật đèn xi nhan (Ảnh minh họa)
 

Bật xi nhan trước bao nhiêu mét?

Hiện nay, chưa có quy định cụ thể phải bật xi nhan trước bao nhiêu mét. Tuy nhiên theo Giáo trình đào tạo lái xe ô tô (xuất bản năm 2011) có hướng dẫn người lái xe ô tô phải bật tín hiệu báo rẽ trước 25 - 30m và sau khi rẽ xong, duy trì thêm 5 - 10m rồi mới tắt xi nhan.

Điều này sẽ cảnh báo những xe khác biết khi nào xe chuẩn bị chuyển hướng và lúc nào đã chuyển hướng xong.
 

Không bật xi nhan bị phạt bao nhiêu?

Mức phạt đối với người điều khiển phương tiện không bật xi nhan được quy định cụ thể trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, cụ thể:

Phương tiện

Lỗi

Mức phạt

Căn cứ

Xe máy

Chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước

100.000 - 200.000 đồng

Điểm i khoản 1 Điều 6

Chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức)

400.000 - 600.000 đồng

Điểm a khoản 3 Điều 6

Xe ô tô

Dừng, đỗ xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết

300.000 - 400.000 đồng

Điểm d khoản 1 Điều 5

Chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước

400.000 - 600.000 đồng

Điểm a khoản 2 Điều 5

Chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức)

800.000 - 01 triệu đồng

Điểm c khoản 3 Điều 5

Lùi xe không có tín hiệu báo trước

800.000 - 01 triệu đồng

Điểm o khoản 3 Điều 5

Chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc

04 - 06 triệu đồng

Tước Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng

Điểm g khoản 5 và điểm b khoản 11 Điều 5

Máy kéo, xe máy chuyên dùng

Lùi xe không có tín hiệu báo trước

300.000 - 400.000 đồng

 

Điểm b khoản 2 Điều 7

Dừng xe, đỗ xe không có tín hiệu báo trước

300.000 - 400.000 đồng

 

Điểm g khoản 2 Điều 7

Chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc

800.000 - 01 triệu đồng

Tước Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng giao thông đường bộ 01 - 03 tháng

Điểm d khoản 4 và điểm a khoản 10 Điều 7

Ngoài bị phạt tiền, người vi phạm lỗi không bật đèn xi nhan còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông.

>> 4 lỗi vi phạm đèn xe ai cũng từng “dính” ít nhất một lần

Hậu Nguyễn

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là một hành vi xảy ra khi doanh nghiệp cố tình tăng giá, khai báo sai giá trị hoặc sử dụng các thủ thuật không minh bạch để trục lợi từ người tiêu dùng. Vậy gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp có hành vi gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?