Những lưu ý khi cùng góp vốn thành lập hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh có thể do nhiều người cùng thành lập nhưng chỉ duy nhất một người đứng tên là chủ hộ. Để tránh rủi ro, khi cùng góp vốn thành lập hộ kinh doanh cần phải lưu ý những gì?


Thủ tục góp vốn thành lập hộ kinh doanh

Khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:

“1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.”

Như vậy đối tượng được thành lập hộ kinh doanh bao gồm:

- Cá nhân;

- Hộ gia đình;

Theo đó, trường hợp hai hay nhiều người cùng góp vốn thành lập hộ kinh doanh phải là những thành viên trong cùng hộ gia đình. Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập không yêu cầu giấy tờ chứng minh các thành viên cùng một hộ gia đình.

Như vậy, có thể hiểu, nhiều cá nhân không cùng một hộ gia đình cũng có thể cùng góp vốn thành lập hộ kinh doanh dưới hình thức hộ gia đình.

* Hồ sơ thành lập:

Theo khoản 2 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;

- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

- Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

- Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

Xem chi tiết: Hướng dẫn thủ tục thành lập kinh doanh hộ cá thể mới nhất

Những lưu ý khi cùng góp vốn thành lập hộ kinh doanhGóp vốn thành lập hộ kinh doanh (Ảnh minh hoạ)
 

Quản lý hoạt động của hộ kinh doanh

Theo như khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

Căn cứ theo quy định trên, cho dù nhiều người cùng góp vốn thành lập hộ kinh doanh nhưng chỉ có duy nhất một người là chủ hộ kinh doanh đó. Chủ hộ kinh doanh này được ghi tên trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh do cơ quan đăng ký kinh doanh cấp.

Về mặt pháp lý, tuy chỉ có một người là chủ hộ kinh doanh nhưng người này thực chất là người đại diện theo pháp luật cho hộ kinh doanh trong các quan hệ pháp luật, những người còn lại vẫn có thể cùng quản lý và điều hành hoạt động hộ kinh doanh theo thoả thuận giữa họ.

Phân chia lợi nhuận khi góp vốn thành lập hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh không phải là tổ chức kinh tế giống như doanh nghiệp, pháp luật không ghi nhận về tỷ lệ góp vốn, quyền và nghĩa vụ của từng thành viên tương ứng với tỷ lệ góp vốn đó. Việc góp vốn và phân chia lợi nhuận hoàn toàn là do các thành viên tự thoả thuận.

Để tránh xảy ra tranh chấp, các thành viên góp vốn thành lập hộ kinh doanh cần có một văn bản thoả thuận.

Các thành nên lập văn bản thể hiện phần vốn góp của bạn là bao nhiêu và cách thức chia lợi nhuận như thế nào (theo tỷ lệ vốn góp hay chia đều ra).

Bên cạnh đó, cần thỏa thuận rõ trong văn bản là nghĩa vụ phải gánh chịu là từ thời điểm các thành viên góp vốn vào hay từ thời điểm hộ kinh doanh được thành lập để tránh tranh chấp về sau (tương tự như quy định góp vốn của công ty cổ phần).

Như vậy, nội dung văn bản thoả thuận phải có những nội dung chính sau: Số vốn góp, hình thức đầu tư, cách thức phân chia lợi nhuận, thời điểm và thỏa thuận về trách nhiệm của các bên khi có rủi ro xảy ra.

Tóm lại, để tránh rủi ro, các thành viên cùng tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh nên lập một văn bản thoả thuận về quyền và nghĩa vụ của họ. Nếu có thắc mắc liên quan đến vấn đề này, độc giả vui lòng liên hê tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Cần bao nhiêu vốn để thành lập hộ kinh doanh cá thể?

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá

Để được kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Vậy doanh nghiệp cần sử dụng mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá nào theo quy định hiện hành?

Doanh nghiệp nhà nước đăng ký tài khoản trên Cổng thông tin doanh nghiệp như thế nào?

Doanh nghiệp nhà nước đăng ký tài khoản trên Cổng thông tin doanh nghiệp như thế nào?

Doanh nghiệp nhà nước đăng ký tài khoản trên Cổng thông tin doanh nghiệp như thế nào?

Cổng thông tin doanh nghiệp là Cổng thông tin điện tử do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý và vận hành. Vậy tài khoản trên Cổng thông tin doanh nghiệp của doanh nghiệp nhà nước được đăng ký và sử dụng như thế nào?

Có được đăng ký tên công ty trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ?

Có được đăng ký tên công ty trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ?

Có được đăng ký tên công ty trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ?

Việc đặt tên cho công ty có vẻ khá đơn giản nhưng lại có thể gặp rắc rối nếu cá nhân, tổ chức không tham khảo kỹ. Tên công ty có thể đặt trùng với nhãn hiệu được không? Bởi lẽ tên công ty không phải đối tượng sở hữu công nghiệp giống như nhãn hiệu.

Có phải cập nhật mã ngành, nghề mới khi thay đổi đăng ký kinh doanh?

Có phải cập nhật mã ngành, nghề mới khi thay đổi đăng ký kinh doanh?

Có phải cập nhật mã ngành, nghề mới khi thay đổi đăng ký kinh doanh?

Mã ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay được sử dụng theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg. Những doanh nghiệp đăng ký thành lập trước thời điểm văn bản này có hiệu đang sử dụng các mã ngành, nghề cũ. Vậy doanh nghiệp có phải chủ động cập nhật mã ngành, nghề mới không?

"Bết bát" vì Covid 19: Doanh nghiệp nên tạm ngừng kinh doanh hay giải thể?

"Bết bát" vì Covid 19: Doanh nghiệp nên tạm ngừng kinh doanh hay giải thể?

Theo Chỉ thị 16/CT-TTg, những doanh nghiệp sản xuất mặt hàng thiết yếu vẫn được hoạt động. Còn những doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề không thiết yếu không được phép hoạt động, tình hình kinh doanh trở nên “bết bát”. Đứng trước bờ vực thua lỗ, những doanh nghiệp này đang phải cân nhắc nên tạm ngừng kinh doanh hay giải thể.