Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể gồm những gì?

Hộ kinh doanh cá thể là mô hình kinh doanh đơn giản nhưng phổ biến hiện nay. Vậy hồ sơ để đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể có phức tạp không? Gồm những loại giấy tờ nào?


Muốn đăng ký hộ kinh doanh, phải chuẩn bị hồ sơ gì?

Hiện quy định của pháp luật chưa có định nghĩa cụ thể về hộ kinh doanh cá thể là gì. Tuy nhiên, khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có đề cập đến khái niệm này như sau:

1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

Theo đó, có thể hiểu, hộ kinh doanh là một hình thức kinh doanh mà trong đó có một cá nhân hoặc một nhóm các cá nhân (thành viên của hộ gia đình) đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình vớ hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể đó.

Để đăng ký hộ kinh doanh, chủ hộ cần phải chuẩn bị hồ sơ nêu tại khoản 2 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP gồm:

- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (bản chính).

- Giấy tờ pháp lý của: Chủ hộ và các thành viên trong hộ kinh doanh (nếu có) gồm: Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân (có chip hoặc không có chip) hoặc hộ chiếu còn thời hạn; sổ hộ khẩu hoặc giấy xác nhận cư trú.

- Biên bản họp thành viên hộ gia đình (bản sao - nếu có các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh cá thể).

- Văn bản uỷ quyền:

+ Các thành viên gia đình trong hộ uỷ quyền cho chủ hộ (nếu hộ gia đình có các thành viên khác cùng đăng ký hộ kinh doanh - bản sao).

+ Chủ hộ uỷ quyền cho cá nhân khác thực hiện thay thủ tục nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan có thẩm quyền (nếu có - bản sao).

ho so thanh lap ho kinh doanh ca the


Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, cần hồ sơ gì?

Bên cạnh việc thành lập mới, một nội dung được quan tâm không kém liên quan đến hộ kinh doanh cá thể là việc thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh. Trước đây, tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP (đã hết hiệu lưc) không quy định mốc thời gian phải thực hiện thủ tục thay đổi cũng như hồ sơ cụ thể của vấn đề này.

Tuy nhiên, đến Nghị định 01/2021/NĐ-CP cụ thể là tại khoản 1 Điều 90 Nghị định này, thời hạn để chủ hộ kinh doanh phải thực hiện thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh là 10 ngày kể từ ngày hộ kinh doanh cá thế đó có thay đổi về nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

Để thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, Điều 90 Nghị định 01/2021/NĐ-CP đưa ra các hồ sơ, giấy tờ sau đây:

Thay đổi chủ hộ kinh doanh

- Thông báo thay đổi chủ hộ gia đình (chủ hộ kinh doanh cũ và mới đều phải ký vào Thông báo này hoặc nếu thay đổi do thừa kế thì chủ hộ mới ký).

- Hợp đồng mua bán hoặc giấy tờ chứng minh hoàn tất việc mua bán (nếu bán hộ kinh doanh) hoặc hợp đồng tặng cho (nếu tặng cho hộ kinh doanh) hoặc Văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp (nếu thay đổi chủ hộ do thừa kế).

- Biên bản họp thành viên hộ gia đình về vấn đề này (bản sao).

- Văn bản uỷ quyền (nếu có).

Thay đổi nội dung trụ sở khi chuyển địa chỉ trụ sở sang quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác

- Thông báo thay đổi địa chỉ trụ sở kinh doanh (chủ hộ ký).

- Biên bản họp thành viên hộ gia đình (bản sao - nếu hộ kinh doanh có các thành viên khác).

- Giấy tờ pháp lý của cá nhân chủ hộ, thành viên hộ gia đình (nếu có) gồm: Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hạn, sổ hộ khẩu hoặc giấy xác nhận cư trú (nếu có) ...

Các trường hợp khác

- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh (chủ hộ kinh doanh ký).

- Biên bản họp thành viên hộ gia đình về vấn đề này (bản sao và nếu có các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh).

Lưu ý: Nếu chủ hộ kinh doanh không tự mình trực tiếp nộp hồ sơ được thì phải lập văn bản uỷ quyền. Trong đó, khi nộp văn bản uỷ quyền cần phải nộp kèm theo giấy tờ nhân thân của người được uỷ quyền gồm Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hạn (bản sao).

Trên đây là toàn bộ hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể theo quy định mới nhất khi đăng ký mới và thay đổi nội dung trong Giấy chứng nhận kinh doanh. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Từ 01/01/2025, quy định mới về đầu tư lĩnh vực giáo dục, thể thao văn hoá trên địa bàn Hà Nội bắt đầu có hiệu lực, mở ra những chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024. Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.

Tầm quan trọng của giấy phép đăng ký kinh doanh với doanh nghiệp

Tầm quan trọng của giấy phép đăng ký kinh doanh với doanh nghiệp

Tầm quan trọng của giấy phép đăng ký kinh doanh với doanh nghiệp

Thủ tục, giấy tờ thành lập doanh nghiệp luôn là vấn đề mà những ai chuẩn bị khởi nghiệp cũng quan tâm. Bên cạnh các giấy tờ pháp lý, giấy phép con cần thiết thì có một thứ không đơn vị nào được phép bỏ qua. Đó chính là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Vậy giấy phép kinh doanh thực sự là gì? Và đâu là tầm quan trọng của việc đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp?

Hướng dẫn thủ tục chuyển trụ sở chính hộ kinh doanh khác quận

Hướng dẫn thủ tục chuyển trụ sở chính hộ kinh doanh khác quận

Hướng dẫn thủ tục chuyển trụ sở chính hộ kinh doanh khác quận

Do nhu cầu tiếp cận thị trường nên hộ kinh doanh thường phải chuyển trụ sở chính sang nơi khác. Một số chủ hộ kinh doanh còn lúng túng trong việc thực hiện thủ tục này. Bài viết dưới đây sẽ phần nào hỗ trợ thực hiện đúng thủ tục chuyển trụ sở chính hộ kinh doanh.