Mối quan hệ gia đình trong công ty và các trường hợp bị cấm

Một trong những điểm mới của Luật Doanh nghiệp 2020 là quy định rõ về mối quan hệ gia đình trong công ty. Với quy định này sẽ dễ xác định các chức danh không được bổ nhiệm vì có quan hệ gia đình với nhau.


Mối quan hệ gia đình trong doanh nghiệp

Trước đây, Luật Doanh nghiệp 2014 không định nghĩa cụ thể như thế nào là mối quan hệ gia đình trong doanh nghiệp.

Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2020 đã cụ thể hoá mối quan hệ trong gia đình bằng khái niệm “người có quan hệ gia đình” tại khoản 22 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể:

“22. Người có quan hệ gia đình bao gồm: vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, con đẻ, con nuôi, con rể, con dâu, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu, anh ruột của vợ, anh ruột của chồng, chị ruột của vợ, chị ruột của chồng, em ruột của vợ, em ruột của chồng.”

Giữa các thành viên trong một doanh nghiệp, nếu phát sinh các mối quan hệ như trên sẽ được coi là người có quan hệ gia đình với nhau.

moi quan he gia dinh trong cong tyMối quan hệ gia đình trong công ty (Ảnh minh hoạ)
 

Các trường hợp có mối quan hệ gia đình trong công ty bị cấm

Theo từng loại mô hình doanh nghiệp, giữa các chức danh nếu có quan hệ gia đình sẽ bị cấm (không được bổ nhiệm), cụ thể như sau:

Mô hình

Các trường hợp bị cấm

Doanh nghiệp nhà nước

Lưu ý: Doanh nghiệp nhà nước có thể được tổ chức dưới hình thức sau:

- Công ty TNHH 1 thành viên

-  Công ty TNHH 2 thành viên

- Công ty cổ phần

Người đại diện theo pháp luật

- Người quản lý công ty mẹ hoặc công ty con;

- Người quản lý công ty

(theo điểm b khoản 5 Điều 14 Luật Doanh nghiệp 2020).

Giám đốc, Tổng giám đốc

(Công ty TNHH 2 thành viên)

- Người quản lý công ty;

- Kiểm soát viên của công ty và của công ty mẹ;

- Người đại diện phần vốn của doanh nghiệp;

- Người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty và công ty mẹ

(theo khoản 3 Điều 64 Luật Doanh nghiệp 2020).

Kiểm soát viên

(Công ty TNHH 2 thành viên)

 

- Người quản lý doanh nghiệp của công ty và công ty mẹ;

- Người đại diện phần vốn của doanh nghiệp;

- Người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty mẹ và tại công ty

(theo điểm c khoản 3 Điều 103 Luật Doanh nghiệp 2020).

Thành viên Hội đồng quản trị

(Công ty cổ phần)

- Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty;

- Người quản lý, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ

(theo điểm b khoản 1 Điều 155 Luật Doanh nghiệp 2020).

Giám đốc, Tổng giám đốc (công ty cổ phần)

- Người quản lý doanh nghiệp;

- Kiểm soát viên của công ty và công ty mẹ;

- Người đại diện phần vốn nhà nước;

- Người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ

(theo điểm b khoản 5 Điều 162 Luật Doanh nghiệp 2020).

Công ty TNHH 2 thành viên

Thành viên Hội đồng thành viên

- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu;

- Thành viên khác Hội đồng thành viên;

- Giám đốc, Phó giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc;

- Kế toán trưởng

(theo khoản 3 Điều 93 Luật Doanh nghiệp 2020).

Giám đốc, Tổng giám đốc

- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu;

- Thành viên Hội đồng thành viên;

- Chủ tịch công ty;

- Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc;

- Kế toán trưởng;

- Kiểm soát viên

(khoản 3 Điều 101 Luật Doanh nghiệp 2020).

Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên

 

- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu;

- Thành viên Hội đồng thành viên;

- Chủ tịch công ty;

- Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc;

- Kế toán trưởng;

- Kiểm soát viên

(theo điểm c khoản 3 Điều 103 Luật Doanh nghiệp 2020).

Công ty cổ phần

Kiểm soát viên

- Thành viên Hội đồng quản trị;

- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác

(theo điểm c khoản 1 Điều 169 Luật Doanh nghiệp 2020).

Như vậy, trên đây là những chức danh không được bổ nhiệm nếu giữa họ có mối quan hệ gia đình trong công ty. Các doanh nghiệp cần lưu ý để tiến hành tổ chức cơ cấu công ty theo đúng quy định.

Nếu có vướng mắc khi thực hiện thủ tục thành lập công ty hoặc các vấn đề pháp lý doanh nghiệp khác, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Mô hình công ty gia đình: Những ưu và nhược điểm

Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài là cơ sở giúp các nhà đầu tư nước ngoài thiết lập cơ sở kinh doanh với đầy đủ tư cách pháp nhân để thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Vậy các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài thế nào?

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Trong xuất nhập khẩu, có một loại hình là xuất nhập khẩu tại chỗ. Vậy xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Loại hàng hóa nào được thực hiện xuất khẩu nhập khẩu tại chỗ? Thủ tục hải quan khi hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ được thực hiện như thế nào?