7 trường hợp nhà ở không được chứng nhận quyền sở hữu

Khi cấp Giấy chứng nhận thì ngoài việc chứng nhận quyền sử dụng đất thì người dân có thể được chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Bên cạnh đó, một số trường hợp tài sản gắn liền với đất không được chứng nhận quyền sở hữu.


4 loại tài sản được cấp Sổ đỏ

Căn cứ khoản 1 Điều 104 Luật Đất đai 2013, tài sản gắn liền với đất được chứng nhận quyền sở hữu và ghi nhận vào trang 2 của Giấy chứng nhận (cấp Sổ đỏ) bao gồm:

- Nhà ở.

- Công trình xây dựng khác.

- Rừng sản xuất là rừng trồng.

- Cây lâu năm.

Lưu ý: Tài sản trên phải có tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận.

không được chứng nhận quyền sở hữuTài sản gắn liền với đất không được chứng nhận quyền sở hữu (Ảnh minh họa)

Khi nào không được chứng nhận quyền sở hữu?

Theo Điều 35 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, tài sản gắn liền với đất không được chứng nhận quyền sở hữu khi cấp Giấy chứng nhận nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

1. Tài sản gắn liền với đất mà thửa đất có tài sản đó không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định Luật Đất đai 2013 và Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

2. Nhà ở hoặc công trình xây dựng khác được xây dựng tạm thời trong thời gian xây dựng công trình chính hoặc xây dựng bằng vật liệu tranh tre, nứa, lá, đất; công trình phụ trợ nằm ngoài phạm vi công trình chính và để phục vụ cho việc quản lý, sử dụng, vận hành công trình chính.

3. Tài sản gắn liền với đất đã có thông báo hoặc quyết định giải tỏa, phá dỡ hoặc đã có thông báo, quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4. Nhà ở, công trình được xây dựng sau thời điểm công bố cấm xây dựng; xây dựng lấn, chiếm mốc giới bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử văn hóa đã xếp hạng; tài sản gắn liền với đất được tạo lập từ sau thời điểm quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mà tài sản được tạo lập đó không phù hợp với quy hoạch được duyệt tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận.

5. Tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước, trừ trường hợp tài sản đã được xác định là phần vốn của Nhà nước đóng góp vào doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

6. Tài sản tạo lập do chuyển mục đích sử dụng đất trái phép (ví dụ như tự ý chuyển đất nông nghiệp sang đất ở và xây dựng nhà ở trên thửa đất đó thì nhà ở không được chứng nhận quyền sở hữu).

7. Chủ sở hữu nhà ở không thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở hoặc không có giấy tờ chứng minh việc tạo lập hợp pháp về nhà ở theo quy định tại Điều 31 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Xem chi tiết tại: Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở

Kết luận: Nếu thuộc một trong những trường hợp trên thì tài sản gắn liền với đất không được chứng nhận quyền sở hữu và trường hợp rất phổ biến là người dân xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp mà không được chuyển mục đích sử dụng đất (nhà ở tạo lập không hợp pháp).

>> Hướng dẫn thủ tục đăng ký bổ sung nhà ở vào Sổ đỏ

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

Vì nhiều lý do khác nhau mà người lập di chúc không để lại tài sản của mình cho cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên. Pháp luật dự liệu trước trường hợp này xảy ra trên thực tế nên quy định đối tượng không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế.