Khoảng lùi xây dựng là gì? Quy định về khoảng lùi từ 05/7/2021

Trong một số trường hợp khi xây dựng nhà ở, công trình xây dựng khác phải bảo đảm về khoảng lùi xây dựng. Nói cách khác, nhiều công trình không được xây sát chỉ giới đường đỏ.


Khoảng lùi xây dựng là gì?

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BXD, khoảng lùi là khoảng không gian giữa chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng.

Trong đó:

- Chỉ giới đường đỏ là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa để phân định ranh giới giữa phần đất được xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc công trình hạ tầng kỹ thuật, không gian công cộng khác.

- Chỉ giới xây dựng là đường giới hạn cho phép xây dựng công trình chính trên thửa đất.

khoảng lùi xây dựngKhoảng lùi xây dựng là gì? (Ảnh minh họa)
 

Quy định về khoảng lùi của công trình

- Khoảng lùi của các công trình tiếp giáp với đường giao thông (đối với đường giao thông cấp khu vực trở lên) được quy định tại đồ án quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị, nhưng phải thỏa mãn quy định về khoảng lùi tối thiểu.

Bảng quy định khoảng lùi tối thiểu của các công trình theo bề rộng đường (giới hạn bởi các chỉ giới đường đỏ) và chiều cao xây dựng công trình

TT

Bề rộng đường tiếp giáp với lô đất xây dựng công trình (m)

Chiều cao xây dựng công trình (m)

< 19

19 ÷ < 22

22 ÷< 28

≥ 28

1

< 19

0

03

04

06

2

19 ÷ <22

0

0

3

06

3

≥ 22

0

0

0

06

Chiều cao công trình tính từ cao độ mặt đất đặt công trình theo quy hoạch được duyệt tới điểm cao nhất của công trình (kể cả mái tum hoặc mái dốc). Đối với công trình có các cao độ mặt đất khác nhau thì chiều cao công trình tính từ cao độ mặt đất thấp nhất theo quy hoạch được duyệt.

Lưu ý: Các thiết bị kỹ thuật trên mái như cột ăng ten, cột thu sét, thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời, bể nước kim loại, ống khói, ống thông hơi, chi tiết kiến trúc trang trí thì không tính vào chiều cao công trình.

Như vậy, khi xây dựng công trình thì chủ đầu tư cần xem xét hai yếu tố để công trình được xây dựng bảo đảm đúng quy định về khoảng lùi tối thiểu đó là:

+ Bề rộng đường tiếp giáp với lô đất xây dựng công trình.

+ Chiều cao xây dựng công trình.

Ví dụ:

Hộ gia đình ông A muốn xây dựng nhà ở riêng lẻ có chiều cao dưới 19 mét thì không cần quan tâm bề rộng đường tiếp giáp với lô đất xây dựng nhà ở là bao nhiêu, vì theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BXD thì ông A có quyền xây nhà ở ra sát chỉ giới đỏ.

Nếu ông A xây dựng nhà cao 20 mét và tuyến đường tiếp giáp với lô đất xây dựng nhà ở có bề rộng là 18 mét thì khi đó ông A phải xây cách chỉ giới đường đỏ tối thiểu là 03 mét (lùi tối thiểu là 03 mét).

- Đối với tổ hợp công trình bao gồm phần đế công trình và tháp cao phía trên thì các quy định về khoảng lùi công trình được áp dụng riêng đối với phần đế công trình và đối với phần tháp cao phía trên theo chiều cao tương ứng của mỗi phần.

Lưu ý: Quy định về khoảng lùi công trình trên các tuyến đường

Trong trường hợp do đặc thù hiện trạng của khu vực quy hoạch không đáp ứng được yêu cầu về khoảng lùi theo quy định tại bảng quy định khoảng lùi tối thiểu thì khoảng lùi được xác định trong đồ án quy hoạch chi tiết hoặc thiết kế đô thị nhưng phải đảm bảo có sự thống nhất trong tổ chức không gian trên tuyến phố hoặc một đoạn phố.

Mức phạt khi vi phạm về khoảng lùi

* Mức phạt tiền

Căn cứ khoản 7 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, hành vi xây dựng công trình vi phạm chỉ giới xây dựng (vi phạm quy định về khoảng lùi tối thiểu) sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức tiền từ 50 - 60 triệu đồng.

* Biện pháp khắc phục hậu quả

Ngoài việc bị phạt tiền thì xây dựng công trình vi phạm chỉ giới xây dựng sẽ buộc phải tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm. Nói cách khác, không được điều chỉnh giấy phép xây dựng để hợp thức hóa phần xây lấn chỉ giới xây dựng (theo điểm d khoản 11 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP).

Như vậy, khi xây dựng thì chủ đầu tư phải cần biết quy định về khoảng lùi tối thiểu, bởi lẽ nếu vi phạm thì không chỉ bị phạt tiền mà còn buộc phải tháo dỡ công trình, phần công trình vi phạm.

Trên đây là quy định giải đáp về khoảng lùi xây dựng là gì và quy định về khoảng lùi tối thiểu của công trình từ ngày 05/7/2021 (ngày Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng mới có hiệu lực). Theo đó, quy định khoảng lùi tối thiểu của các công trình theo bề rộng đường không có sự thay đổi so với trước ngày 05/7/2021.

Nếu bạn đọc có vướng mắc hãy vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Cách hợp thức hóa nhà xây dựng không phép, sai phép

>> 3 trường hợp nhà ở được miễn giấy phép xây dựng từ 2021

>> Mật độ xây dựng là gì? Mật độ xây dựng tối đa từ ngày 05/7/2021

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.