Cách hợp thức hóa nhà xây dựng không phép, sai phép

Không phải khi nào nhà ở xây dựng không phép, sai phép cũng bị phá dỡ nên người dân nên biết cách hợp thức hóa nhà xây dựng không phép, sai phép để không bị phá dỡ công trình, phần công trình vi phạm.

* Giải thích:

- Xây dựng không phép là hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép.

- Xây dựng sai phép, trái phép là hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không đúng với giấy phép xây dựng đã được cấp.

- Hợp thức hóa nhà xây dựng không phép, sai phép về bản chất là hành vi điều chỉnh giấy phép xây dựng hoặc xin cấp mới giấy phép.

hợp thức hóa nhà xây dựng không phép

Cách hợp thức hóa công trình trái phép, không phép

Khoản 16 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định:

“16. Đối với hành vi quy định tại khoản 4, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều này mà đang thi công xây dựng thì ngoài việc bị phạt tiền theo quy định còn phải tuân theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 81 Nghị định này."

Khoản 4 và khoản 5 Điều 81 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định:

4. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm chỉ được tiếp tục thi công xây dựng nếu biên bản kiểm tra, ghi nhận hiện trạng công trình xác nhận hiện trạng công trình phù hợp với giấy phép xây dựng được cấp, giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh đã được thẩm định.
Trường hợp hiện trạng công trình không phù hợp với giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh đã được thẩm định thì trong thời hạn tối đa 15 ngày kể từ ngày lập biên bản kiểm tra, ghi nhận hiện trạng công trình, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm buộc phá dỡ công trình, phần công trình không phù hợp với giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh đã được thẩm định.

5. Trong thời hạn đang đề nghị làm thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh mà tổ chức, cá nhân vi phạm tiếp tục thi công thì bị xử lý theo quy định tại khoản 13 Điều 16 Nghị định này.
Tổ chức, cá nhân không thực hiện biện pháp buộc phá dỡ quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều này thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Như vậy, đối với hành vi xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng (sai phép, trái phép) và hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép mà đang thi công thì tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải đề nghị điều chỉnh hoặc cấp giấy phép xây dựng. Riêng trường hợp đã xây dựng xong (hành vi vi phạm đã kết thúc) thì buộc phải phá dỡ.

Thời hạn hợp thức hóa nhà xây dựng không phép

Khoản 1 Điều 81 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hành vi xây dựng nhà ở không đúng với giấy phép xây dựng đã cấp (xây dựng trái phép) nếu có đủ điều kiện điều chỉnh giấy phép xây dựng thì phải hoàn thành hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng điều chỉnh.

Như vậy, thời hạn hợp thức hóa nhà ở xây dựng trái phép không quá 30 ngày kể từ ngày ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi xây dựng trái phép (trước ngày 28/01/2022 là 60 ngày theo quy định tại Nghị định 139/2017/NĐ-CP).

Kết luận: Cách hợp thức hóa nhà xây dựng không phép, sai phép là phương án để không bị tháo dỡ, cụ thể: Điều chỉnh giấy phép để công nhận phần xây dựng sai phép hoặc cấp giấy phép cho công trình xây dựng không phép.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng được điều chỉnh giấy phép hoặc được cấp giấy phép xây dựng vì chỉ được cấp hoặc điều chỉnh nếu đủ điều kiện.

Khi có vướng mắc về giấy phép xây dựng, bạn đọc vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Đánh giá bài viết:
(4 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

Vừa qua, Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn đã chính thức thông qua, thay thế cho Luật Quy hoạch đô thị 2009 và sửa đổi, bổ sung một số văn bản liên quan. và bắt đầu có hiệu lực từ 01/7/2025. Cùng LuatVietnam cập nhật 06 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024 ngay trong bài viết dưới đây.

Từ 01/8, người bị thu hồi đất, chưa được bố trí tái định cư thì ở đâu?

Từ 01/8, người bị thu hồi đất, chưa được bố trí tái định cư thì ở đâu?

Từ 01/8, người bị thu hồi đất, chưa được bố trí tái định cư thì ở đâu?

Nhiều người lo lắng rằng nếu bị thu hồi đất và không còn nhà nào khác để ở mà phải chờ được cấp tái định cư thì sẽ mất rất nhiều thời gian. Vậy từ 01/8, người bị thu hồi đất, chưa được bố trí tái định cư thì ở đâu?

Xây mới nhà tập thể, người dân được đền bù thế nào?

Xây mới nhà tập thể, người dân được đền bù thế nào?

Xây mới nhà tập thể, người dân được đền bù thế nào?

Hiện nay, rất nhiều khu nhà tập thể tại các thành phố lớn đã xuống cấp nghiêm trọng, không đủ điều kiện sử dụng và bị thu hồi lại để xây mới. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu người dân được đền bù thế nào khi xây mới nhà tập thể theo quy định của pháp luật.