Điều kiện, hồ sơ, thủ tục xét thăng hạng bác sĩ mới nhất

Sau bài viết điều kiện và cách xếp lương bác sĩ khi thi thăng hạng, khá nhiều độc giả của LuatVietnam thắc mắc về hình thức xét thăng hạng. Vậy quy định cụ thể về xét thăng hạng của bác sĩ như thế nào?


Khi nào bác sĩ được xét thăng hạng?

Khoản 4 Điều 2 Nghị định 115/2020 của Chính phủ định nghĩa:

Thăng hạng chức danh nghề nghiệp là việc viên chức được bổ nhiệm giữ chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn trong cùng một lĩnh vực nghề nghiệp

Theo đó, để được xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề, viên chức phải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện sau:

- Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm xét thăng hạng;

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật viên chức;

- Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn liền kề hạng hiện giữ trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp;

- Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng. Trong đó, khi được miễn thi môn ngoại ngữ, tin học thì được coi là đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn ngoại ngữ, tin học của chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng;

- Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề.

Nếu có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trước khi được tuyển dụng, tiếp nhận, làm ở vị trí việc làm có yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp và thời gian đó được tính làm căn cứ xếp lương ở chức danh hiện giữ thì được tính là tương đương với hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ.

Trong trường hợp này, tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ xét thăng hạng, viên chức phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề so với hạng xét thăng hạng.

Điều kiện, hồ sơ, thủ tục xét thăng hạng bác sĩ mới nhất
Bác sĩ đáp ứng điều kiện nào để được đăng ký xét thăng hạng? (Ảnh minh họa)


Đồng thời, với riêng viên chức ngành y tế thì còn phải đáp ứng thêm các điều kiện, tiêu chuẩn nêu tại Điều 3 Thông tư số 29/2017/TT-BYT sau đây:

Xét thăng hạng

Tiêu chuẩn

Hạng II lên hạng I

- Có đủ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế hạng I;

- Có học hàm Giáo sư, Phó giáo sư chuyên ngành phù hợp với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng;

- Đang giữ hạng II, có cùng 04 (bốn) chữ số đầu trong mã số chức danh nghề nghiệp với chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng.

Hạng III lên hạng II

- Có đủ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế hạng II;

- Có bằng chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ chuyên ngành phù hợp với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng;

- Đang giữ chức danh nghề nghiệp hạng III, có cùng 04 (bốn) chữ số đầu trong mã số chức danh nghề nghiệp với chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng.

Hạng IV lên hạng III

- Có đủ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế hạng III;

- Có trình độ đại học trở lên chuyên ngành phù hợp với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng;

- Đang giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV, có khả năng đảm nhiệm hoặc đang làm việc ở vị trí công việc phù hợp với chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng.

Hồ sơ, thủ tục xét thăng hạng bác sĩ mới nhất

Thủ tục xét thăng hạng bác sĩ được Bộ Y tế quy định cụ thể tại Thông tư số 29/2017/TT-BYT như sau:

1/ Hình thức xét thăng hạng: Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 29, bác sĩ xét thăng hạng thông qua Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

2/ Nội dung xét thăng hạng: Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế xem xét, thẩm định hồ sơ để bổ nhiệm hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn (khoản 3 Điều 4 Thông tư 29/2017).

3/ Hồ sơ xét thăng hạng

Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 29 này, hồ sơ viên chức chuyên ngành y tế cần phải chuẩn bị để dự xét thăng hạng gồm:

- Đơn đăng ký xét thăng hạng;

- Bản sơ yếu lý lịch của viên chức, có xác nhận của cơ quan, đơn vị sử dụng hoặc quản lý viên chức;

- Bản nhận xét, đánh giá của người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng viên chức nếu viên chức không giữ chức vụ quản lý hoặc của người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm viên chức quản lý;

- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo chức danh nghề nghiệp đăng ký xét thăng hạng được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền chứng thực;

- Bản sao các quyết định bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức nâng lương gần nhất;

- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 30 ngày, tính đến thời điểm cuối cùng nộp hồ sơ đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

4/ Căn cứ xác định người trúng tuyển

Nếu số lượng người đủ tiêu chuẩn, điều kiện dự xét thăng hạng nhiều hơn số lượng bảo đảm cơ cấu viên chức của đơn vị sự nghiệp y tế công lập đã được phê duyệt thì Hội đồng xét thăng hạng xem xét theo thứ tự ưu tiên nêu tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 29/2017 như sau:

- Thành tích nghiên cứu khoa học;

- Số năm giữ hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ;

- Kết quả đánh giá, xếp loại viên chức 02 năm liền kề năm xét thăng hạng;

- Kết quả phỏng vấn (nếu có).

Trên đây là quy định về điều kiện, hồ sơ, thủ tục xét thăng hạng bác sĩ mới nhất. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được giải đáp, hỗ trợ.

>> Điều kiện thi thăng hạng và cách xếp lương của bác sĩ

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục