Vi phạm giao thông, Đảng viên bị phạt thế nào?

Khi vi phạm pháp luật, Đảng viên ngoài bị phạt hành chính hoặc hình sự thì còn có thể bị xử lý kỷ luật Đảng. Vậy nếu Đảng viên vi phạm giao thông thì bị phạt thế nào?


Vi phạm giao thông có bị đi tù không?

Khoản 4 Điều 4 Luật Giao thông đường bộ nêu rõ:

Người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ

Như vậy, việc chấp hành mọi quy tắc giao thông, đi đúng phần đường, thực hiện theo quy định của pháp luật khi tham gia giao thông là nghĩa vụ của tất cả công dân.

Nếu vi phạm thì tùy vào mức độ vi phạm, lỗi… mà người tham gia giao thông có thể bị xử phạt hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự.

Xử phạt hành chính

Hiện nay, mức phạt cụ thể của các lỗi vi phạm giao thông được quy định tại Nghị định số 100/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Trong đó, có thể kể đến một số lỗi thường gặp nhau:

- Vượt đèn đỏ: Ô tô bị phạt từ 03 - 05 triệu đồng, tước bằng từ 01 - 03 tháng; xe máy bị phạt từ 600.000 - 01 triệu đồng, tước bằng từ 01 - 03 triệu đồng;

- Không có bằng lái xe: Ô tô bị phạt từ 04 - 06 triệu đồng, xe máy bị phạt từ 800.000 - 1,2 triệu đồng;

- Không có đăng ký xe: Ô tô bị phạt từ 02 - 03 triệu đồng; xe máy bị phạt từ 300.000 - 400.000 đồng…

Xem thêm: Bảng tra cứu mức phạt các lỗi vi phạm giao thông cơ bản

Chịu trách nhiệm hình sự

Ngoài bị xử phạt hành chính, những người vi phạm giao thông còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng nêu tại Chương XXI Bộ luật Hình sự hiện nay với các Tội cụ thể:

- Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Điều 260 với mức phạt tù cao nhất đến 15 năm;

- Tội cản trở giao thông đường bộ tại Điều 261 với mức phạt tù cao nhất đến 10 năm;

- Tội đưa vào sử dụng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng không bảo đảm an toàn tại Điều 262 với mức phạt tù cao nhất đến 10 năm;

- Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ tại Điều 264 với mức phạt tù cao nhất đến 07 năm;

- Tội tổ chức đua xe trái phép tại Điều 265 với mức phạt tù cao nhất đến tù chung thân…

Đảng viên vi phạm giao thông bị kỷ luật thế nào?
Có kỷ luật Đảng viên khi vi phạm giao thông không? (Ảnh minh họa)

Đảng viên vi phạm giao thông bị kỷ luật thế nào?

Theo Điều 35 Điều lệ Đảng, tổ chức Đảng và Đảng viên vi phạm kỷ luật sẽ bị xử lý công minh, chính xác, kịp thời với các hình thức sau đây:

- Đối với tổ chức Đảng: Khiển trách, cảnh cáo, giải tán;

- Đối với Đảng viên chính thức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ;

- Đối với Đảng viên dự bị: Khiển trách, cảnh cáo.

Đặc biệt, Đảng viên vi phạm phải kiểm điểm trước chi bộ, tự nhận hình thức kỷ luật. Nếu từ chối kiểm điểm hoặc bị tạm giam, tổ chức Đảng vẫn tiến hành xem xét kỷ luật.

Tuy nhiên, theo Quy định số 102-QĐ/TW, không có quy định về việc xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm giao thông. Tuy nhiên, khoản 1 Điều 1 Quy định 102 này nêu rõ:

Trường hợp đảng viên vi phạm những nội dung chưa có trong Quy định này thì căn cứ vào quy định của Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước và vận dụng Quy định này để xử lý kỷ luật cho phù hợp

Do đó, mặc dù trong Quy định 102 không quy định hình thức kỷ luật Đảng viên vi phạm giao thông nhưng căn cứ nội dung trên tại Quy định 102, dựa vào Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước và vận dụng Quy định này để xử lý kỷ luật cho phù hợp.

Theo đó, khoản 5 Điều 1 Quy định 102 khẳng định:

- Đảng viên vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự, không "xử lý nội bộ";

- Bị tòa án tuyên phạt từ hình phạt cải tạo không giam giữ trở lên thì phải khai trừ;

- Nếu bị xử phạt bằng hình phạt thấp hơn cải tạo không giam giữ hoặc được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, bị xử phạt hành chính thì tùy nội dung, mức độ, tính chất, tác hại, nguyên nhân vi phạm và các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ mà xem xét, thi hành kỷ luật Đảng một cách thích hợp.

Đồng thời, kỷ luật Đảng không thay thế kỷ luật hành chính, đoàn thể hay các hình thức xử lý của pháp luật. Do đó, nếu Đảng viên vi phạm giao thông đến mức bị phạt hành chính thì ngoài phải nộp tiền phạt hành chính còn căn cứ vào mức độ để xem xét một trong các hình thức kỷ luật Đảng nêu trên.

Riêng trường hợp vi phạm giao thông đến mức bị tuyên phạt tù từ cải tạo không giam giữ trở lên thì sẽ bị khai trừ khỏi Đảng. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày bản án của Tòa án tuyên hình phạt từ cải tạo không giam giữ trở lên có hiệu lực thì Tòa án sẽ sao và gửi bản án đến cấp ủy quản lý Đảng viên để cấp ủy khai trừ Đảng viên này (theo Điều 2 Hướng dẫn 04-HD/UBKTTW).

Không chỉ vậy, mặc dù tại Quy định 102 không đề cập đến trường hợp vi phạm giao thông nhưng tại điểm b khoản 1 Điều 33 Quy định này lại có quy định:

1- Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:

[…]

Vi phạm các quy định về cấm uống rượu, bia làm ảnh hưởng đến tư cách Đảng viên.

Nếu đã bị kỷ luật khiển trách về hành vi này mà Đảng viên vẫn tiếp tục tái phạm thì sẽ bị cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ); nếu gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị khai trừ.

Tại Nghị định 100 năm 2019, Chính phủ cũng đã liệt kê rất nhiều mức phạt với hành vi vi phạm do uống rượu bia. Do đó, nếu Đảng viên uống rượu, bia khiến ảnh hưởng đến tư cách Đảng viên thì có thể bị kỷ luật cao nhất là khai trừ.

Nói tóm lại: Mặc dù không có quy định cụ thể về hình thức kỷ luật Đảng viên khi vi phạm giao thông nhưng sẽ căn cứ vào mức độ, tính chất, tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng… để áp dụng một hình thức kỷ luật Đảng viên phù hợp.

Nếu còn thắc mắc, độc giả liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Đảng viên vi phạm đạo đức, lối sống bị kỷ luật thế nào?

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Tại dự thảo Nghị định mới đây, Bộ Quốc phòng đã đề xuất quy định mới về tiêu chí, tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn. Theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin cụ thể.