Trường hợp nào Đảng viên bị coi là vi phạm chính sách dân số?

Trong một số trường hợp Đảng viên sinh con thứ ba bị coi là vi phạm chính sách dân số. Vậy khi nào Đảng viên bị coi là vi phạm chính sách dân số? Khi nào không?

Theo quy định tại Điều 27 Quy định 102 năm 2017, Đảng viên bị coi là vi phạm quy định về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

STT

Hành vi

Mức xử lý

1

Gây hậu quả ít nghiêm trọng:

- Cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hóa gia đình;

- Tham gia các hoạt động xét nghiệm, chuẩn đoán để xác định giới tính thai nhi trái quy định.

- Khai báo hoặc xin xác nhận, giám định không trung thực về tình trạng sức khỏe của vợ (chồng), con để thực hiện không đúng quy định hoặc để trốn tránh không bị xử lý do vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.

Khiển trách

2

Sinh con thứ ba (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác).

3

Vi phạm các điều nêu trên, đã bị xử lý kỷ luật mà tái phạm

- Cảnh cáo;

- Cách chức (nếu có chức vụ).

4

Vi phạm lần đầu mục 1 và mục 2 nhưng gây hậu quả nghiêm trọng

5

Sinh con thứ tư (trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác)

6

Vi phạm quy định tại mục 1 và mục 2 nêu trên và gây hậu quả rất nghiêm trọng

Khai trừ

7

Sinh con thứ năm trở lên

8

Gian dối trong việc cho con đẻ hoặc nhận nuôi con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm cố tình sinh thêm con ngoài quy định

Trong đó, các trường hợp pháp luật có quy định khác nêu trên được quy định cụ thể tại Điều 27 Hướng dẫn 04-HD/UBKTTW năm 2018. Do đó, các trường hợp sau đây không bị coi là vi phạm về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình:

- Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.

- Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.

- Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.

- Cặp vợ chồng sinh con lần thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.

- Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ):

  • Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ);
  • Sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ).

Lưu ý: Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.

Riêng trường hợp sinh con thứ ba do mang thai ngoài ý muốn, nếu thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người mẹ (có xác nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên) thì thôi không xem xét, xử lý kỷ luật.

Trên đây là quy định về các trường hợp Đảng viên vi phạm chính sách dân số và các hình thức xử lý kỷ luật. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được giải đáp, hỗ trợ.

>> Đảng viên sinh con thứ 3: Toàn bộ quy định mới nhất

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.