Hợp đồng đặt cọc: 5 mẫu phổ biến và các vấn đề pháp lý liên quan

Hợp đồng đặt cọc mới nghe tưởng chừng rất đơn giản, tuy nhiên, xung quanh hợp đồng này, nhiều vấn đề pháp lý đã nảy sinh do các bên tham gia chưa hiểu rõ, hiểu đúng về Hợp đồng đặt cọc.


1. Hợp đồng đặt cọc là gì?

Theo Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015:

1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy, về bản chất, Hợp đồng đặt cọc chính là một dạng thỏa thuận nhằm để ràng buộc các bên thực hiện một giao dịch dân sự khác. 

Trên thực tế, người dân có thể đặt cọc để mua bán nhà, mua bán đất, mua bán hàng hóa hoặc đặt cọc để thuê nhà... Mặc dù không có quy định nào yêu cầu các bên phải đặt cọc, tuy nhiên, để đảm bảo thực hiện thỏa thuận, hợp đồng khác, các bên vẫn thường xuyên sử dụng Hợp đồng đặt cọc, nhất là trong các Hợp đồng mua bán bất động sản.

 

2. Hợp đồng đặt cọc có cần công chứng không?

Bộ luật Dân sự năm 2015 hay Luật Công chứng 2014 và văn bản hướng dẫn thi hành hiện nay đều không có điều khoản quy định hợp đồng đặt cọc bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực.

Nhưng, để đảm bảo tính pháp lý của Hợp đồng này, việc công chứng, chứng thực là cần thiết để tránh xảy ra tranh chấp sau này. Bởi, trong quá trình Tòa án giải quyết tranh chấp, hợp đồng công chứng có giá trị chứng cứ. Những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng này không phải chứng minh, trừ trường hợp hợp đồng vô hiệu.

 

3. Hợp đồng đặt cọc vô hiệu khi nào?

Theo Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015:

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Ngoài ra, Điều 407 quy định:

1. Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.

Như vậy, Hợp đồng đặt cọc sẽ vô hiệu nếu không đáp ứng được các điều kiện trên.

Thứ nhất, chủ thể của Hợp đồng đặt cọc bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc không tự nguyện tham gia ký kết Hợp đồng đặt cọc hoặc Hợp đồng chính.

Thứ hai, Hợp đồng đặt cọc vô hiệu nếu hợp đồng có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.

Thứ ba, Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do giả tạo (nhằm che giấu một hợp đồng khác); do nhầm lẫn; hoặc do bị lừa dối, cưỡng ép.

Thứ tư, Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được...
 

4. Mức phạt cọc được quy định thế nào?

Theo nguyên tắc của pháp luật dân sự thì các bên được phép thỏa thuận về mức phạt khi không thực hiện đúng thỏa thuận, Hợp đồng. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận rõ điều này, khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định mức phạt cọc như sau:

“Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”

Như vậy:

- Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc.

- Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc.

Ví dụ: A ký Hợp đồng đặt cọc cam kết bán đất cho B với số tiền 100 triệu đồng. Nếu A và B không có thỏa thuận và A không bán đất cho B nữa, A phải trả lại cho B 100 triệu và bị phạt cọc thêm 100 triệu đồng. Nếu B không mua đất sẽ bị mất 100 triệu đồng đã cọc.
hop dong dat coc
Không phải ai cũng hiểu rõ về Hợp đồng đặt cọc (Ảnh minh họa)
 

 

5. Mẫu Hợp đồng đặt cọc phổ biến

 

5.1. Hợp đồng đặt cọc mua đất

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 

HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC

(V/v: Chuyển nhượng quyền sử dụng đất)

Hôm nay, ngày ….. tháng ….. năm ……, tại ……………………………. chúng tôi gồm:          

Bên đặt cọc (Sau đây gọi tắt là Bên A)

Ông:  ..............................................................................................................

Sinh năm:  ..............................................................................................................

CMND/CCCD số: ........................ do .......................................... cấp ngày ..............

Hộ khẩu thường trú tại: .............................................................................................

Bà: ..............................................................................................................

Sinh năm:.....................................................................................................

CMND/CCCD số: ........................ do .......................................... cấp ngày ..............

Hộ khẩu thường trú tại: .............................................................................................

Bên nhận đặt cọc (Sau đây gọi tắt là Bên B)

Ông:.............................................................................................................

Sinh năm: ....................................................................................................

CMND/CCCD số: ........................ do .......................................... cấp ngày ..............

Hộ khẩu thường trú tại: .............................................................................................

Bà: .............................................................................................................................

Sinh năm: .................................................................................................................

CMND/CCCD số: ........................ do .......................................... cấp ngày ..............

Hộ khẩu thường trú tại: .............................................................................................

Các bên tự nguyện cùng nhau lập và ký Hợp đồng đặt cọc này để bảo đảm thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo các thoả thuận sau đây:

Điều 1. Đối tượng hợp đồng

Đối tượng của Hợp đồng này là số tiền ………………… đồng (Bằng chữ : ………………… đồng chẵn) mà bên A đặt cọc cho bên B để được nhận chuyển nhượng  ………. thửa đất số ….., tờ bản đồ số …… theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ………… số ……………..; Số vào sổ cấp GCN số ……………….. do …………………………. cấp ngày ……………… mang tên ...................................

Thông tin cụ thể như sau:

- Diện tích đất chuyển nhượng: ........ m2 (Bằng chữ: ..................... mét vuông)

- Thửa đất:....................         - Tờ bản đồ:......................

- Địa chỉ thửa đất:  ..................................................................................................

- Mục đích sử dụng: Đất ở: ........... m2

- Thời hạn sử dụng: ..................................

- Nguồn gốc sử dụng: .................................................................

Giá chuyển nhượng: Giá chuyển nhượng toàn bộ thửa đất theo hiện trạng sử dụng thực tế nêu trên được hai bên thỏa thuận là: ………….. đồng (Bằng chữ: ……………. đồng)

Giá thỏa thuận này cố định trong mọi trường hợp, không tăng, không giảm khi giá thị trường biến động (nếu có).

Phương thức đặt cọc và thanh toán:

………………………………………………………………………………………….

* Thời hạn đặt cọc:  ……. ngày kể từ ngày các bên lập và ký Hợp đồng này.

Điều 2. Phạt hợp đồng

………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………

Điều 3. Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng này, nếu phát sinh tranh chấp thì các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Cam đoan của các bên

Bên A và Bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:

1. Bên A cam đoan:

- Những thông tin về nhân thân đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật.

- Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối và không bị ép buộc.

- Đã tìm hiểu rõ nguồn gốc đất nhận chuyển nhượng nêu trên.

- Thực hiện đúng và đầy đủ các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này.

2. Bên B cam đoan:

- Những thông tin về nhân thân, về thửa đất đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật.

- Thửa đất mà Bên B đã nhận tiền đặt cọc để chuyển nhượng cho Bên A thuộc quyền sử dụng hợp pháp của Bên B và không là tài sản bảo đảm cho khoản vay của bên B tại Ngân hàng.

- Tính đến thời điểm giao kết hợp đồng này bên B cam đoan thửa đất nêu trên không có tranh chấp, không nằm trong quy hoạch; chưa nhận tiền đặt cọc hay hứa bán cho bất kỳ ai; không bị kê biên để đảm bảo thi hành án.

- Bên B cam đoan sau ngày lập và ký Hợp đồng này, bên B không đưa tài sản nêu trên tham gia giao dịch nào dưới bất kỳ hình thức nào.

- Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối và không bị ép buộc.

- Thực hiện đúng và đầy đủ các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này.       

Điều 5. Điều khoản chung

1. Hợp đồng này có hiệu lực ngay sau khi hai bên ký kết.

2. Việc thanh toán tiền, bàn giao giấy tờ, thửa đất phải được lập thành văn bản và có xác nhận của hai bên.

3. Các bên đã đọc nguyên văn bản Hợp đồng này, hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này.

Hợp đồng này gồm …. tờ, …. … trang và được lập thành ….…… bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ  ……… bản để thực hiện.

Các bên ký dưới đây để làm chứng và cùng thực hiện.
 

BÊN ĐẶT CỌC

(Ký, ghi rõ họ tên)

BÊN NHẬN ĐẶT CỌC

(Ký, ghi rõ họ tên)

5.2. Hợp đồng đặt cọc mua nhà đất

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC

(V/v Mua bán nhà, đất)

Hôm nay, ngày …tháng … năm 20….  tại ……………. …, chúng tôi gồm có:

I. Bên đặt cọc (sau đây gọi là Bên A):

Ông (Bà): ……………………………........

Sinh ngày: ……………………………………………….

CMND/CCCD số: …………cấp ngày ………………tại……………………

Hộ khẩu thường trú: ………………………………………...

II. Bên nhận đặt cọc (sau đây gọi là Bên B):

Ông:………………………………………..................

Sinh ngày: …………………………………………….

CMND/CCCD số: …………….cấp ngày ………………tại……………………

Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………...

Bà: …………………………………………………………..................

Sinh ngày: ………………………………………………….

CMND/CCCD số: …………….cấp ngày ………………tại……………………

Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………..

III. Cùng người làm chứng:

1.Ông(Bà): …………………………………………………..................

Sinh ngày: …………………………………………………………….

CMND/CCCD số: ……………………..cấp ngày ………………tại……………………

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………...

2.Ông(Bà): ………………………………………………………..................

Sinh ngày: …………………………………………………………….

CMND/CCCD số: ……………………..cấp ngày ………………tại……………………

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………...

IV. Hai bên đồng ý thực hiện ký kết Hợp đồng đặt cọc với các thỏa thuận sau đây:

ĐIỀU 1:TÀI SẢN ĐẶT CỌC

Bên A đặt cọc cho bên B bằng tiền mặt với số tiền là:………… …………….

Bằng chữ:……………………………………………………………..

ĐIỀU 2: THỜI HẠN ĐẶT CỌC

Thời hạn đặt cọc là: ……………….…, kể từ ngày …… tháng ………. năm 20..

ĐIỀU 3: MỤC ĐÍCH ĐẶT CỌC

1.Bằng việc đặt cọc này Bên A cam kết mua đất của bên B tại …………...........................

Bên B nhận tiền đặt cọc và cam kết sẽ bán đất thuộc sở hữu hợp pháp và không có bất kỳ  tranh chấp nào liên quan đến mảnh đất mà bên B giao bán cho bên A tại: …………………………... với diện tích là ………….. .m2

giá bán là ………………………………………………………..

2. Trong thời gian đặt cọc, bên B cam kết sẽ làm các thủ tục pháp lý để chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bên A, bên A cam kết sẽ trả đủ tiền khi hai bên ký hợp đồng mua bán đất.

Bên B có nghĩa vụ nộp các khoản thuế phát sinh trong quá trình giao dịch theo đúng quy định của pháp luật (đối với thuế đất, thuế chuyển nhượng bên B sẽ là người thanh toán mà bên A không phải trả bất cứ khoản phí nào) .

ĐIỀU 4: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN A

1. Bên A có các nghĩa vụ sau đây:

a) Giao số tiền đặt cọc cho Bên B theo đúng thỏa thuận ngay khi ký hợp đồng đặt cọc;

b) Giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại Điều 3 nêu trên. Nếu Bên A từ chối giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc không đạt được) thì Bên A bị mất số tiền đặt cọc.

2. Bên A có các quyền sau đây:

a) Nhận lại số tiền đặt cọc từ Bên B hoặc được trừ khi thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho Bên B trong trường hợp 2 Bên giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại Điều 3 (mục đích đặt cọc đạt được);

b) Nhận lại số tiền đặt cọc và một khoản tiền bằng số tiền đặt cọc trong trường hợp Bên B từ chối việc giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại Điều 3 (mục đích đặt cọc không đạt được);

ĐIỀU 5: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN B

1. Bên B có các nghĩa vụ sau đây:

a) Trả lại số tiền đặt cọc cho Bên A hoặc trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền trong trường hợp 2 Bên giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại Điều 3 (mục đích đặt cọc đạt được);

b) Trả lại số tiền đặt cọc và một khoản tiền bằng số tiền đặt cọc cho Bên A trong trường hợp Bên B từ chối việc giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại Điều 3 (mục đích đặt cọc không đạt được);

c) Bên B có nghĩa vụ dọn dẹp sạch sẽ mặt bằng khi giao đất để trả lại mặt bằng đất thổ cư cho bên A.

2. Bên B có các quyền sau đây:

Sở hữu số tiền đặt cọc nếu Bên A từ chối giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại Điều 3 (mục đích đặt cọc không đạt được).

ĐIỀU 6: PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng mà phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; nếu mảnh đất trên thuộc diện quy hoạch không giao dịch được thì bên B phải hoàn trả lại 100% số tiền mà bên A đã giao cho bên B . Trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. Mọi tranh chấp sẽ được phán xử theo quy định của luật pháp của Việt Nam.

ĐIỀU 7: CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN

Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:

1. Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc.

2. Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này.

3. Bên B đã nhận đủ số tiền đặt cọc nêu trong Điều 1 từ bên A

ĐIỀU 8: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

1. Hai bên công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này.

2. Hai bên đã tự đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của người làm chứng.

3. Hợp đồng có hiệu lực từ: ……………………………….………….

Hợp đồng Đặt Cọc bao gồm …. trang được chia làm ….. bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ ……. bản.
 

Bên A

(Ký, ghi rõ họ tên)



Người làm chứng

Bên B

(Ký, ghi rõ họ tên)



Người làm chứng

 

5.3. Hợp đồng đặt cọc mua nhà chung cư

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC MUA BÁN CĂN HỘ CHUNG CƯ

Số:…….

Căn cứ Bộ luật Dân sự 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

Căn cứ Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

Căn cứ Luật Nhà ờ 2014;

Căn cứ vào khả năng và nhu cầu của hai bên

Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà chung cư  (sau đây gọi tắt là “Hợp Đồng”) này được lập ngày…………tháng …………năm…………, tại …………

BÊN NHẬN CỌC:

Ông: ………………….. ………………..………………..

Địa chỉ: …………………………..

Điện thoại:…………

Tài khoản số: ………………..………tại Ngân hàng …………

(Sau đây gọi tắt là “BÊN A”).

BÊN ĐẶT CỌC:

Ông/bà:   …………………………..………………..

Sinh năm:…………

CMND/Hộ chiếu/số:…………

Địa chỉ thường trú:…………

Địa chỉ liên hệ:…………

Điện thoại :…………

Email:…………

(Sau đây gọi tắt là “BÊN B”).

(BÊN A và BÊN B sau đây gọi chung là “Hai Bên” và gọi riêng là “Bên” tùy ngữ cảnh).

Theo đó, hai bên thống nhất ký kết hợp đồng đặt cọc mua bán nhà chung cư theo Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất số …………………. do ………………….cấp ngày…………………. với các điều khoản như sau:

ĐIỀU 1: TÀI SẢN ĐẶT CỌC

Bên A giao trước cho Bên B số tiền đặt cọc để đảm bảo giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán căn hộ chung cư  là ………………….. đồng (Bằng chữ: …………………..)

ĐIỀU 2: THỜI HẠN ĐẶT CỌC

Thời hạn đặt cọc: tính từ ngày hai bên ký hợp đồng này cho đến hết ngày …………

Hai bên sẽ tiến hành thực hiện việc ký Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư tại Phòng Công chứng chậm nhất vào ngày …………………..

ĐIỀU 3: MỤC ĐÍCH ĐẶT CỌC

Bên B đồng ý đặt cọc và Bên B đồng ý nhận cọc nhằm đảm bảo việc ký kết và thực hiện hợp đồng đặt cọc mua bán nhà chung cư đối với căn hộ có đặc điểm như mô tả dưới đây (sau đây gọi tắt là “Căn Hộ”):

3.1. Loại nhà, công trình xây dựng: căn hộ chung cư

3.2. Vị trí : …………………………………………………………………………..

3.3 Thông tin về quy hoạch có liên quan đến căn hộ : ……………………………

3.4. Quy mô của căn hộ

– Tổng diện tích sàn xây dựng: …………m2

– Tổng diện tích sử dụng đất: ……….m2, trong đó:

Thuộc tờ bản đồ số:

Thửa đất số:

Diện tích: …………………m2

Sử dụng riêng: …………….m2

Sử dụng chung (nếu có): …………m2

Nguồn gốc sử dụng đất trong hợp đồng đặt cọc mua bán nhà chung cư (được giao, được công nhận hoặc thuê): ………………………………..

(Nếu là thuê đất thì phải ghi thêm thông tin về số hợp đồng, ngày ký hợp đồng thuê đất, thời gian thuê từ ngày …. đến ngày…..).

3.5.  Đặc điểm, tính chất, công năng sử dụng, chất lượng; thông tin về từng loại mục đích sử dụng và phần diện tích sử dụng chung/.

3.6 Thực trạng các công trình hạ tầng, dịch vụ liên quan đến căn hộ

3.7. Các hạn chế về quyền sở hữu, quyền sử dụng căn hộ:

Các thông tin khác ………………………………………………………………………………………….

ĐIỀU 4: GIÁ CHUYỂN NHƯỢNG VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

4.1.    Giá chuyển nhượng

– Giá chuyển nhượng: ………………….. đồng (Bằng chữ: …………………..)

( chưa bao gồm thuế VAT )

– Giá chuyển nhượng trên đã bao gồm:

4.2.    Phương thức thanh toán: Chia làm ………………….. đợt

– Đợt 1: Bên A đặt cọc cho bên B số tiền là: ………………….. đồng (Bằng chữ: …………………..) bằng hình thức chuyển khoản ngay sau khi hai bên ký hợp đồng đặt cọc mua bán nhà chung cư này.

– Đợt 2: Bên A thanh toán cho Bên B số tiền là:…………………..

đồng (Bằng chữ: …………………..), tương ứng với …….% giá trị chuyển nhượng (bao gồm cả số tiền đặt cọc) ngay sau khi các bên hoàn thành thủ tục công chứng Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu căn hộ gắn liền với quyền  quyền sử dụng đất từ Bên B sang cho Bên A tại Phòng công chứng.

– Đợt 3: Bên A thanh toán số tiền còn lại: …………………..đồng (tương đương …..% giá trị chuyển nhượng) ngay sau khi bên B cung cấp cho bên A giấy xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ thuế liên quan đến việc chuyển nhượng quyền sở căn hộ gắn liền với quyền sử dụng đất của Bên B.

Lưu ý: phương thức thanh toán do các bên thỏa thuận với nhau có thể chia làm nhiều đợt hoặc một đợt.

ĐIỀU 5: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN A

– Giao số tiền đặt cọc cho Bên B theo đúng thỏa thuận;

– Giao kết thực hiện Hợp đồng công chứng chuyển nhượng quyền sở hữu căn hộ gắn liền với quyền sử dụng đất đã thỏa thuận tại Điều 3 Hợp đồng này.

– Được quyền chỉ định cá nhân hoặc tổ chức đại diện Bên A để đứng tên ký kết hợp đồng công chứng chuyển nhượng sở hữu căn hộ gắn liền với quyền sử dụng đất tại thời điểm công chứng.

– Trường hợp bên A từ chối giao kết Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu căn hộ gắn liền với quyền sử dụng đất ở vào bất kỳ thời điểm nào thì Bên A bị mất toàn bộ số tiền đã thanh toán cho bên B theo quy định tại điều 1 Hợp đồng này.

– Được khấu trừ tiền đặt cọc khi thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho Bên B khi hai Bên giao kết Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu căn hộ và gắn liền với quyền sử dụng đất.

– Bên A chịu trách nhiệm thanh toán chi phí dịch vụ cho bên thứ ba (nếu có) để thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu căn hộ gắn liền với quyền sử dụng đất cho bên B.

– Chịu trách nhiệm thực hiện các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu cho bên mua.

– Chịu trách nhiệm thanh toán phí công chứng hợp đồng này (nếu có)

– Chịu trách nhiệm trả chi phí đo đạc bản vẽ (nếu có), nộp thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.

– Chịu trách nhiệm thanh toán các loại phí, lệ phí liên quan

ĐIỀU 6: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN B

– Giao kết thực hiện Hợp đồng công chứng chuyển nhượng quyền sở hữu căn hộ gắn liền với quyền sử dụng đất đã thỏa thuận tại Điều 3 Hợp đồng này.

– Trả lại tiền đặt cọc và một khoản tiền phạt cọc tương đương với số tiền đặt cọc cho Bên A trong trường hợp bên B từ chối việc giao kết Hợp đồng công chứng chuyển nhượng quyền sở hữu căn hộ gắn liền với quyền sử dụng đất nêu tại điều 2 Hợp đồng;

–  Chịu trách nhiệm nộp các loại thuế, phí, lệ phí: …………………..

ĐIỀU 7: CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN

Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau:

7.1. Bên A cam đoan:

– Những thông tin về nhân thân ghi trong hợp đồng này là đúng sự thật.

– Việc giao kết hợp đồng này là hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;

– Thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng này .

7.2. Bên B cam đoan:

– Những thông tin nhân thân ghi trong hợp đồng này là đúng sự thật;

– Việc giao kết hợp đồng này là hoàn toàn tự nguyện không bị lừa dối hoặc ép buộc;

– Thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng này.

– Quyền sở hữu căn hộ chung cư gắn liền với quyền sử dụng đất đủ điều kiện chuyển nhượng theo quy định của pháp luật.

ĐIỀU 8: PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Trong quá trình thực hiện hợp đồng mà phát sinh tranh chấp, các bên cùng thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không thương lượng được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

ĐIỀU 9: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

– Hai bên công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết hợp đồng này.

– Hai bên đã tự đọc lại hợp đồng này, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong hợp đồng này và đã ký và điểm chỉ vào hợp đồng này .

– Hợp đồng này được lập thành 2 (hai) bản, mỗi bên giữ 1 (một) bản có giá trị pháp lý như nhau.

– Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký.

BÊN A

BÊN B

5.4. Hợp đồng đặt cọc thuê nhà

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM  
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC
(V/v : Đặt cọc thuê nhà)

Hôm nay, ngày ...... tháng ..... năm 20.... tại ………………………

Chúng tôi gồm:

Bên đặt cọc: (Bên A)

Ông:

Địa chỉ:
Điện thoại: 

Bên nhận đặt cọc: (Bên B)

Ông:
Số CMND/hộ chiếu:                 

Số CMND/hộ chiếu:                   cấp ngày             

Địa chỉ:

Điện thoại: 

Sau khi trao đổi, thỏa thuận, hai bên cùng nhau ký kết hợp đồng đặt cọc này với nội dung như sau:

Điều 1: TIỀN ĐẶT CỌC, MỤC ĐÍCH & THANH TOÁN

1.1. Theo đề nghị của bên A, bên B đồng ý sẽ cho bên A thuê căn nhà số ………………… do mình là chủ sở hữu.
1.2. Để bảo đảm việc ký kết Hợp đồng thuê nhà dự kiến vào ngày …………, nay bên A đồng ý đóng cho bên B một số tiền……………………….. là gọi là tiền đặt cọc.
1.3. Mục đích đặt cọc: bảo đảm thực hiện việc ký kết hợp đồng thuê nhà.
1.4. Thời gian đặt cọc: ngay sau khi hai bên cùng ký hợp đồng đặt cọc này.
1.5. Hình thức thanh toán: tiền mặt.                    

Điều 2: THỎA THUẬN VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT TIỀN ĐẶT CỌC
2.1. Đối với bên A :
- Giao tiền đặt cọc cho Bên B theo đúng thỏa thuận.
- Nếu trong thời gian từ khi ký hợp đồng này đến ngày …….. mà thay đổi ý định, không muốn thuê nhà nữa thì phải chịu mất toàn bộ số tiền đã đặt cọc.
- Nếu đến hết ngày …………. ( là ngày dự kiến ký hợp đồng thuê nhà) mà bên B không liên hệ để ký hợp đồng thuê nhà thì cũng xem như đã tự ý không muốn thuê nhà nữa. Ngoại trừ trường hợp có lý do chính đáng, báo trước tối thiểu 2 ngày và được bên B chấp nhận bằng văn bản.
- Được nhận lại toàn bộ số tiền đã đặt cọc sau khi hai bên chính thức ký hợp đồng thuê nhà tại Phòng công chứng. Trừ trường hợp hai bên có sự thỏa thuận khác về số tiền này (sẽ được ghi rõ trong hợp đồng thuê nhà).
- Các quyền và nghĩa vụ khác (ngoài những thỏa thuận trên) của bên đặt cọc theo qui định tại Bộ luật Dân sự.

2.2. Đối với bên B:
- Được nhận số tiền đặt cọc theo thỏa thuận tại Điều 1.
- Được sở hữu và sử dụng toàn bộ số tiền đặt cọc đã nhận nếu bên A thay đổi ý kiến (không thuê nhà nữa) hoặc đến hết ngày …………….. mà bên A không liên hệ để ký kết hợp đồng thuê nhà.
- Nếu từ ngày ký hợp đồng này đến hết ngày …………. mà bên B thay đổi ý kiến (không cho bên A thuê nhà nữa) thì bên B phải trả lại cho bên B toàn bộ số tiền đặt cọc đã nhận và bồi thường cho bên B thêm một khoản tiền khác tương đương một số tiền đặt cọc đã nhận (tổng cộng ………. triệu đồng).
- Các quyền và nghĩa vụ khác (ngoài những thỏa thuận trên) của bên nhận đặt cọc theo qui định tại Bộ luật Dân sự.

Điều 3: ĐIỀU KHOẢN CHUNG
3.1. Hai bên xác định hoàn toàn tự nguyện khi giao kết hợp đồng này, cam kết cùng nhau thực hiện nghiêm túc những điều đã thỏa thuận trên đây.
3.2. Nếu phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc hòa giải, cùng có lợi. Nếu không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. Bên thua kiện phải chịu trả toàn bộ các chi phí liên quan đến vụ kiện, kể cả chi phí thuê luật sư cho bên thắng kiện.
3.3. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ khi hai bên cùng ký, được lập thành 02 (hai) bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 (một) bản.

BÊN A

BÊN B

5.5. Hợp đồng đặt cọc mua bán hàng hóa

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC MUA BÁN HÀNG HÓA 

 

BÊN ĐẶT CỌC: (Bên A)

Ông (Bà)/Công ty:....................................................................................................

Sinh ngày: ...................................................................................

Chứng minh nhân dân/ ĐKKD số: .................

Do …………............................ cấp ngày.................

Hộ khẩu thường trú/trụ sở:………………………...........................

BÊN NHẬN ĐẶT CỌC: (Bên B)

Ông (Bà)/Công ty: ..................................................................................

Sinh ngày: ...............................................................................................

Chứng minh nhân dân/ ĐKKD số:.................

Do cơ quan ...................... cấp ngày.................

Hộ khẩu thường trú/trụ sở:………………………………………….

Hai bên đồng ý thực hiện ký kết Hợp đồng đặt cọc với các thỏa thuận sau đây:

Điều 1: Tài sản đặt cọc

(Mô tả cụ thể các chi tiết về tài sản đặt cọc: nếu là tiền số tiền là bao nhiêu, mệnh giá như thế nào, nếu là vàng bạc hoặc kim khí quý khác thì nêu rõ số lượng, cân nặng, hình dáng……)

Điều 2: Thời hạn đặt cọc

Thời hạn đặt cọc là: ................., kể từ ngày ................. đến ngày .........  

Điều 3: Mục đích đặt cọc

Ghi rõ mục đích đặt cọc, nội dung thỏa thuận (cam kết) của các bên về việc bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa.

Điều 4: Quyền và nghĩa vụ của bên A

Bên A có các nghĩa vụ sau đây:

a) Giao tài sản đặt cọc cho Bên B theo đúng thỏa thuận;

b) Giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại Điều 3 nêu trên. Nếu Bên A từ chối giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc không đạt được) thì Bên A bị mất tài sản đặt cọc;

c) Các thỏa thuận khác ...

Bên A có các quyền sau đây:

a) Nhận lại tài sản đặt cọc từ Bên B hoặc được trả khi thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho Bên B trong trường hợp 2 Bên giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc đạt được);

b) Nhận lại và sở hữu tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc (trừ trường hợp có thỏa thuận khác) trong trường hợp Bên B từ chối việc giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc không đạt được);

c) Các thỏa thuận khác ...

ĐIỀU 5: Quyền và nghĩa vụ của bên B

Bên B có các nghĩa vụ sau đây:

a) Trả lại tài sản đặt cọc cho Bên A hoặc trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền trong trường hợp 2 Bên giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự;

b) Trả lại tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc cho Bên A (trừ trường hợp có thỏa thuận khác) trong trường hợp Bên B từ chối việc giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự;

c) Các thỏa thuận khác ...

Bên B có các quyền sau đây:

a) Sở hữu tài sản đặt cọc nếu Bên A từ chối giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự.

b) Các thỏa thuận khác ... 

ĐIỀU 6: Phương thức giải quyết tranh chấp

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng mà phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

ĐIỀU 7: Cam đoan của các bên

Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:

Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;

Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này;

Các cam đoan khác...

ĐIỀU 8: Điều khoản cuối cùng

Hai bên công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này;

Hai bên đã tự đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này.

Hợp đồng có hiệu lực từ ngày…/…/…/; Hợp đồng được lập thành … bản, mỗi bên giữ… bản.

Bên A

Bên B


Trên đây là các mẫu Hợp đồng đặt cọc phổ biến và các vấn đề pháp lý liên quan. Nếu còn thắc mắc về Hợp đồng đặt cọc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Video: Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất: Những điều cần biết

Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường

Mẫu biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường

Mẫu biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường

Trong quá trình thu gom và xử lý, việc lập biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường đóng vai trò quan trọng, giúp ghi nhận đầy đủ thông tin về loại chất thải, khối lượng, đơn vị bàn giao và tiếp nhận. Bài viết dưới đây cung cấp mẫu biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường.

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.

Mẫu báo cáo của giáo viên dạy thêm ngoài trường từ 14/02/2025

Mẫu báo cáo của giáo viên dạy thêm ngoài trường từ 14/02/2025

Mẫu báo cáo của giáo viên dạy thêm ngoài trường từ 14/02/2025

Từ ngày 14/02/2025, giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với Hiệu trưởng về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm. Bài viết cung cấp mẫu báo cáo của giáo viên dạy thêm ngoài trường mới nhất.