Mẫu Giấy khai sinh bản chính và bản sao mới nhất hiện nay

Hiện nay, mẫu Giấy khai sinh bản chính và bản sao mới nhất được quy định tại Thông tư 04/2020/TT-BTP. Mẫu này cũng do Bộ Tư pháp in và phát hành.


Giấy khai sinh là gì?

Theo Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014:

6. Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này.

Theo đó, Giấy khai sinh gồm các nội dung sau đây:

- Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;

- Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;

- Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.

Giấy khai sinh chính là giấy tờ hộ tịch “gốc”, đầu tiên và quan trọng nhất của mỗi cá nhân. Tất cả các giấy tờ của cá nhân đều phải "khớp" thông tin với Giấy khai sinh. Nếu sai, người dân phải căn cứ vào Giấy khai sinh để đính chính, điều chỉnh giấy tờ đó.

Mẫu Giấy khai sinh bản chính

Theo Thông tư 04, Giấy khai sinh bản chính có mẫu như sau:

mau giay khai sinh

Các thông tin trên Giấy khai sinh được cán bộ tư pháp - hộ tịch ghi theo thông tin mà người dân kê khai tại Tờ khai đăng ký khai sinh. Vì thế, cần đặc biệt lưu ý khai chính xác các thông tin sau:

- Tên con không được quá dài;

- Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ; nếu cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán;.

- Ngày, tháng, năm sinh được xác định theo Dương lịch. Nơi sinh, giới tính của trẻ em được xác định theo Giấy chứng sinh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì xác định theo giấy tờ thay Giấy chứng sinh.

Đối với trẻ em sinh tại cơ sở y tế thì nơi sinh phải ghi rõ tên của cơ sở y tế và tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi có cơ sở y tế đó; trường hợp trẻ em sinh ngoài cơ sở y tế thì ghi rõ tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi trẻ em sinh ra.

- Quê quán của con được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán.

Giấy khai sinh bản chính chỉ được cấp 01 bản duy nhất.

Mẫu Giấy khai sinh bản sao

Như đã trình bày ở trên, Giấy khai sinh có ý nghĩa rất quan trọng. Vì thế, bên cạnh việc giữ cẩn thận Giấy khai sinh bản chính, người dân cũng nên yêu cầu cấp thêm nhiều bản sao để sử dụng khi có việc cần thiết, hạn chế sử dụng bản chính, dễ làm mất.

Bản sao Giấy khai sinh có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch dân sự trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Cơ quan đăng ký hộ tịch đã cấp bản chính cho giấy khai sinh có thẩm quyền cấp bản sao.

Mẫu Giấy khai sinh bản sao hiện nay như sau:

Mẫu Giấy khai sinh bản chính và bản sao mới nhất hiện nay

Khác với Giấy khai sinh bản gốc, số lượng bản sao được cấp theo yêu cầu của người công dân.

Khi đi làm thủ tục đăng ký khai sinh, nếu muốn cấp bản sao, người dân tích chọn Có ở mục Đề nghị cấp bản sao và viết số lượng bản sao yêu cầu tại Tờ khai đề nghị cấp Giấy khai sinh. Ngoài ra, bất cứ khi nào có nhu cầu, người dân đều có thể xin cấp bản sao tại Ủy ban nhân dân nơi đã cấp bản chính Giấy khai sinh.

Trên đây là mẫu Giấy khai sinh bản chính và bản sao. Nếu còn thắc mắc về mẫu này, vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Thủ tục đăng ký lại khai sinh khi bị mất Giấy khai sinh bản gốc

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế chuẩn nhất 2024

Mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế chuẩn nhất 2024

Mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế chuẩn nhất 2024

Khi có khúc mắc trong về thuế, doanh nghiệp có thể gửi Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế quản lý để được hướng dẫn giải quyết theo quy định của pháp luật. Mời bạn đọc tải ngay mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế được nhiều người sử dụng nhất tại bài viết này.