Niêm yết tại sàn Hà Nội cần có vốn điều lệ từ 30 tỷ đồng

Niêm yết tại sàn Hà Nội cần có vốn điều lệ từ 30 tỷ đồng
(LuatVietnam) Ngày 20/07/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 58/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán.
Theo quy định tại Nghị định này, công ty cổ phần muốn niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội phải có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 30 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán (theo quy định cũ là 10 tỷ đồng); có ít nhất 01 năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần tính đến thời điểm đăng ký niêm yết; tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu năm liền trước năm đăng ký niêm yết tối thiểu là 5%; không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 01 năm…
Bên cạnh đó, nhằm mở rộng các quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động của lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, tạo điều kiện nền tảng cho việc phát triển các sản phẩm mới, các nghiệp vụ mới, phù hợp với thông lệ quốc tế, Chính phủ đã bổ sung các trường hợp chào bán chứng khoán ra công chúng có tính chất đặc thù như: Chào bán chứng khoán ra công chúng tại Việt Nam của tổ chức nước ngoài, chào bán để thành lập tổ chức tín dụng cổ phần, chào bán của cổ đông lớn trong công ty đại chúng…
Theo đó, tổ chức nước ngoài muốn chào bán chứng khoán ra công chúng tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau: Hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi theo các chuẩn mực kế toán quốc tế trong năm liền kề năm đăng ký chào bán; có dự án đầu tư vào Việt Nam được cấp có thẩm quyền tại Việt Nam phê duyệt; tổng số tiền huy động từ đợt chào bán tại Việt Nam không vượt quá 30% tổng vốn đầu tư của dự án; có ngân hàng giám sát sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán…
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2012.
  • LuậtViệtnam 

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Chấm dứt đầu tư ra ngoài ngành trước năm 2015

Chấm dứt đầu tư ra ngoài ngành trước năm 2015

Chấm dứt đầu tư ra ngoài ngành trước năm 2015

Ngày 17/07/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 929/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước giai đoạn 2011 - 2015”. Cụ thể, Thủ tướng yêu cầu các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước do Thủ tướng quyết định thành lập và tổng công ty, doanh nghiệp do Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập chấm dứt tình trạng đầu tư ra ngoài ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính trước năm 2015…

Giảm đồng loạt 1% các lãi suất điều hành

Giảm đồng loạt 1% các lãi suất điều hành

Giảm đồng loạt 1% các lãi suất điều hành

Ngày 29/06/2012, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Quyết định số 1289/QĐ-NHNN về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đối với các ngân hàng. Theo quy định tại Quyết định này, một số mức lãi suất điều hành của NHNN đồng loạt giảm 1% từ ngày 01/07/2012. Cụ thể, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu lần lượt được giảm xuống còn 10%/năm và 8%/năm...

Thôn đặc biệt khó khăn có tỷ lệ hộ nghèo tối thiểu là 25%

Thôn đặc biệt khó khăn có tỷ lệ hộ nghèo tối thiểu là 25%

Thôn đặc biệt khó khăn có tỷ lệ hộ nghèo tối thiểu là 25%

Đây là một trong các tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 30/2012/QĐ-TTg ngày 18/07/2012 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012 - 2015. Ngoài việc có tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo từ 55% trở lên, trong đó tỷ lệ hộ nghèo phải từ 25% trở lên và có ít nhất 02 trong 03 yếu tố sau: Trên 80% lao động chưa qua đào tạo nghề; Trên 50% số hộ không có nhà tiêu hợp vệ sinh; Trên 30% số hộ thiếu nước sinh hoạt hợp vệ sinh, thôn được công nhận là thôn đặc biệt khó khăn còn phải đáp ứng một số tiêu chí khác...

Từ 01/09, cấm nhập khẩu máy thu phát thanh sóng vô tuyến đã qua sử dụng

Từ 01/09, cấm nhập khẩu máy thu phát thanh sóng vô tuyến đã qua sử dụng

Từ 01/09, cấm nhập khẩu máy thu phát thanh sóng vô tuyến đã qua sử dụng

Đây là nội dung mới quy định tại Thông tư số 11/2012/TT-BTTTT ngày 17/07/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu. Cụ thể, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định từ ngày 01/09/2012, cấm nhập khẩu một số sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng như: Micro và giá đỡ micro; máy thu dùng cho phát thanh sóng vô tuyến; thiết bị điện khuyếch đại âm tần; bộ tăng âm điện; ra đa, các thiết bị dẫn đường bằng sóng vô tuyến…