Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Số 28.2012 (589) ngày 24/07/2012
SỐ 28 (589) - THÁNG 07/2012
* LuatVietnam - website cung cấp dịch vụ tra cứu Văn bản pháp luật tiếng Việt và tiếng Anh, hoạt động từ tháng 10/2000 - nơi hỗ trợ Quý khách hàng tìm văn bản và các thông tin liên quan ĐẦY ĐỦ - CHÍNH XÁC - NHANH NHẤT!
* Thông tin chi tiết về dịch vụ của LuatVietnam, xin Quý khách vui lòng tham khảo tại địa chỉ: www.luatvietnam.vn
# | KÝ HIỆU | VĂN BẢN |
| Trong số này: | |
CHÍNH PHỦ |
| ||||
1 | Nghị định 59/2012/NĐ-CP của Chính phủ về việc theo dõi tình hình thi hành pháp luật |
| * Tổ chức, cá nhân có quyền tham gia theo dõi thi hành pháp luật | Trang 2 | |
2 | Nghị định 58/2012/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán… |
| * Niêm yết tại sàn Hà Nội cần có vốn điều lệ từ 30 tỷ đồng | Trang 2 | |
3 | Nghị định 57/2012/NĐ-CP của Chính phủ về việc chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài |
| * Tổ chức tín dụng phải công khai việc tham gia bảo hiểm tiền gửi | Trang 2 | |
4 | Quyết định 939/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 |
| * Đến năm 2020, hoàn thành Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc mới | Trang 3 | |
5 | Quyết định 936/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2020 |
| * Trên 90% dân cư Tây Nguyên được dùng nước hợp vệ sinh vào năm 2020 | Trang 3 | |
6 | Quyết định 30/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012 - 2015 |
| * Thôn đặc biệt khó khăn có tỷ lệ hộ nghèo tối thiểu là 25% | Trang 3 | |
7 | Quyết định 929/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước giai đoạn 2011 - 2015" |
| * Chấm dứt đầu tư ra ngoài ngành trước năm 2015 | Trang 3 | |
8 | Nghị định 56/2012/NĐ-CP quy trách nhiệm của Bộ, ngành trong việc bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý nhà nước… |
| * UBND hỗ trợ kinh phí hoạt động Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng cấp | Trang 4 | |
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
|
|
| ||
9 | Quyết định 1628/QĐ-TCHQ của Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy trình kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có sử dụng máy soi container |
| * Công chức hải quan sử dụng máy soi container phải có giấy chứng nhận | Trang 4 | |
BỘ TÀI CHÍNH |
|
|
| ||
10 | Thông tư 113/2012/TT-BTC quy định chi tiết về hoạt động đầu tư để đảm bảo và tăng trưởng các quỹ bảo hiểm do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý |
| * Bảo hiểm xã hội được sử dụng tiền nhàn rỗi để đầu tư | Trang 4 | |
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG |
|
|
| ||
11 | Thông tư 11/2012/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc quy định Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu |
| * Từ 01/09, cấm nhập khẩu máy thu phát thanh sóng vô tuyến đã qua sử dụng | Trang 5 |
Nếu chưa sử dụng dịch vụ thuê bao của LuatVietnam, để nhận được văn bản yêu cầu, Quý khách cần soạn tin theo cấu trúc:
VB Sốvănbản gửi 6689
VD: Muốn xem nội dung Nghị định số 71/2010/NĐ-CP, soạn tin: VB 71/2010/ND-CP gửi 6689.
Hiện chúng tôi đã có Danh sách văn bản mới tháng 06/2012, để nhận được danh sách này qua email, bạn cần soạn tin nhắn theo cấu trúc: VB DS06/2012 Emailnhận gửi đến 6689.
TÓM TẮT VĂN BẢN:
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CÓ QUYỀN THAM GIA | ||
Đây là một trong những nội dung quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/07/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Ngoài việc cho phép tổ chức, cá nhân tham gia theo dõi tình hình thi hành pháp luật, Chính phủ còn yêu cầu các Bộ, và đơn vị có liên quan tạo điều kiện, huy động sự tham gia theo dõi của tổ chức, cá nhân và Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn luật sư Việt Nam, các Đoàn luật sư, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các hội xã hội, nghề nghiệp, tổ chức nghiên cứu, đào tạo, chuyên gia, nhà khoa học có đủ điều kiện tham gia hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo cơ chế cộng tác viên. Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định chi tiết các nội dung theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Cụ thể như: Theo dõi tính kịp thời, đầy đủ của hoạt động | tập huấn, phổ biến pháp luật và ban hành các văn bản quy định chi tiết; tính thống nhất, đồng bộ và tính khả thi của văn bản quy phạm pháp luật; tính phù hợp của tổ chức bộ máy, mức độ đáp ứng về nguồn nhân lực cho thi hành pháp luật; tính chính xác, thống nhất trong hướng dẫn áp dụng pháp luật và trong áp dụng pháp luật của cơ quan Nhà nước và người có thẩm quyền… Kinh phí cho công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật của cơ quan, đơn vị thuộc cấp nào do ngân sách Nhà nước cấp đó bảo đảm và được tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị. Nghị định này áp dụng với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2012. |
NIÊM YẾT TẠI SÀN HÀ NỘI CẦN CÓ VỐN ĐIỀU LỆ TỪ 30 TỶ ĐỒNG | ||
Ngày 20/07/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 58/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán. Theo quy định tại Nghị định này, công ty cổ phần muốn niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội phải có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 30 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán (theo quy định cũ là 10 tỷ đồng); có ít nhất 01 năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần tính đến thời điểm đăng ký niêm yết; tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu năm liền trước năm đăng ký niêm yết tối thiểu là 5%; không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 01 năm… Bên cạnh đó, nhằm mở rộng các quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động của lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, tạo điều kiện nền tảng cho việc phát triển các sản phẩm mới, các nghiệp vụ mới, phù hợp với thông |
| lệ quốc tế, Chính phủ đã bổ sung các trường hợp chào bán chứng khoán ra công chúng có tính chất đặc thù như: Chào bán chứng khoán ra công chúng tại Việt Nam của tổ chức nước ngoài, chào bán để thành lập tổ chức tín dụng cổ phần, chào bán của cổ đông lớn trong công ty đại chúng… Theo đó, tổ chức nước ngoài muốn chào bán chứng khoán ra công chúng tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau: Hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi theo các chuẩn mực kế toán quốc tế trong năm liền kề năm đăng ký chào bán; có dự án đầu tư vào Việt Nam được cấp có thẩm quyền tại Việt Nam phê duyệt; tổng số tiền huy động từ đợt chào bán tại Việt Nam không vượt quá 30% tổng vốn đầu tư của dự án; có ngân hàng giám sát sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán… Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2012. |
TỔ CHỨC TÍN DỤNG PHẢI CÔNG KHAI | ||
Ngày 20/07/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 57/2012/NĐ-CP về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trong đó, đáng chú ý là quy định TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm tham gia tổ chức bảo toàn, bảo hiểm tiền gửi và công khai việc tham gia tổ chức bảo toàn, bảo hiểm tiền gửi tại trụ sở và chi nhánh. Cũng theo Nghị định này, TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì giá trị thực của vốn điều lệ hoặc vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định do Chính phủ quy định. Khi có sự thay đổi vốn điều lệ, vốn được cấp, TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải công bố công khai số vốn điều lệ, vốn được cấp mới. Bên cạnh đó, Nghị định cũng nêu rõ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với TCTD là công ty trách nhiệm hữu hạn 01 thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu được trích 5% vào quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ (mức |
| tối đa của quỹ này không vượt quá mức vốn điều lệ của tổ chức tín dụng), trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính, bù đắp khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế TNDN và chia lãi cho các thành viên góp vốn liên kết theo quy định của hợp đồng (nếu có)… Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài và TCTD khác, việc phân phối lợi nhuận sau thuế TNDN được thực hiện như sau: Trích 5% vào quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của TCTD, hoặc vào quỹ dự trữ bổ sung vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài; trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính. Việc phân chia phần lợi nhuận còn lại do TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tự quyết định. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/09/2012; thay thế các Nghị định số 146/2005/NĐ-CP ngày 23/11/2005 và Nghị định số 22/2006/NĐ-CP ngày 28/02/2006. |
ĐẾN NĂM 2020, HOÀN THÀNH CẢNG HÀNG KHÔNG | ||
Đây là mục tiêu mà Thủ tướng Chính phủ đã đề ra cho vùng đồng bằng sông Cửu Long trong Quyết định số 939/QĐ-TTg ngày 19/07/2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020. Để nhanh chóng hoàn thành mục tiêu đến năm 2020, hoàn thành Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc mới (giai đoạn I) để đưa vào khai thác sử dụng, đảm bảo tiếp nhận loại máy bay B777, B747; nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không Cà Mau; tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp tăng bình quân 4,9%; kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người đạt trên 1.000 USD; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 50 - 55%... Thủ tướng đã chỉ ra một số giải pháp phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đồng bằng sông Cửu Long. |
| Đáng chú ý là các giải pháp như: Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách phù hợp thúc đẩy phát triển nền kinh tế của vùng, tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch giữa các doanh nghiệp, cải cách thủ tục hành chính; ưu tiên vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước để đầu tư các công trình, dự án có ý nghĩa chiến lược của vùng; xây dựng và ban hành danh mục các chương trình, dự án cần kêu gọi đầu tư đến năm 2020; tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất nhằm huy động vốn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển, khai thác có hiệu quả các nguồn lực từ đất đai… Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
|
TRÊN 90% DÂN CƯ TÂY NGUYÊN ĐƯỢC DÙNG NƯỚC | ||
Ngày 18/07/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 936/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2020. Nhằm mục tiêu đến năm 2020, trên 90% dân số nông thôn Tây Nguyên được dùng nước hợp vệ sinh; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50 - 55%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 46 triệu đồng; tỷ lệ che phủ rừng trên 50%..., Thủ tướng Chính phủ đã đề ra một số giải pháp thực hiện chủ yếu cho các Bộ, ngành và địa phương trong vùng Tây Nguyên. Cụ thể, huy động, sử dụng tốt mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế; tiếp tục tạo lập môi trường thuận lợi và xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút các nguồn lực đầu tư, phát triển nhanh và bền vững; xây dựng và ban hành |
| các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2020; phát triển nguồn nhân lực; đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và phân định rõ thẩm quyền giữa các cơ quan, các cấp, các ngành… Đồng thời, Thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương trong vùng Tây Nguyên chủ động rà soát, điều chỉnh, bổ sung hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đến năm 2020 và tổ chức giám sát, kiểm tra việc thực hiện các dự án đầu tư phát triển trên địa bàn. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. |
THÔN ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN CÓ TỶ LỆ | ||
Đây là một trong các tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 30/2012/QĐ-TTg ngày 18/07/2012 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012 - 2015. Ngoài việc có tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo từ 55% trở lên, trong đó tỷ lệ hộ nghèo phải từ 25% trở lên, thôn được công nhận là thôn đặc biệt khó khăn phải có ít nhất 02 trong 03 yếu tố như: Trên 80% lao động chưa qua đào tạo nghề; Trên 50% số hộ không có nhà tiêu hợp vệ sinh; Trên 30% số hộ thiếu nước sinh hoạt hợp vệ sinh và một số tiêu chí khác. |
| Cụ thể như: Chưa có đường giao thông từ thôn đến trung tâm xã được cứng hóa theo tiêu chí nông thôn; chưa đủ phòng học cho các lớp mẫu giáo theo quy định hoặc chưa có nhà sinh hoạt cộng đồng đạt chuẩn hay có trên 30% số hộ chưa có điện sinh hoạt và đáp ứng ít nhất 02 trong các điều kiện sau: Trên 20% số hộ thiếu đất sản xuất; Trên 50% diện tích đất canh tác có nhu cầu tưới tiêu, nhưng chưa được tưới tiêu; Dưới 10% số hộ làm nghề phi nông nghiệp hoặc chưa có cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư thôn, bản. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06/09/2012. |
CHẤM DỨT ĐẦU TƯ RA NGOÀI NGÀNH TRƯỚC NĂM 2015 | ||
Nhằm nâng cao sức cạnh tranh, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đối với doanh nghiệp kinh doanh, hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội, quốc phòng, an ninh đối với doanh nghiệp hoạt động công ích, ngày 17/07/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 929/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước giai đoạn 2011 - 2015”. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước do Thủ tướng quyết định thành lập và tổng công ty, doanh nghiệp do Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập chấm dứt tình trạng đầu tư ra ngoài ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính trước năm 2015; đồng thời đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp thành viên thông qua hợp đồng kinh tế, các nội quy, quy chế quản lý, hợp tác giữa công ty mẹ với các công ty con, công ty liên kết… Cũng theo Đề án này, doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước hiện có được phân |
| loại thành 03 nhóm để tái cơ cấu. Cụ thể, nhóm DNNN nắm giữ 100% vốn điều lệ; doanh nghiệp cổ phần hóa mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và nhóm các doanh nghiệp Nhà nước thua lỗ kéo dài, không có khả năng khắc phục. Việc tái cơ cấu được thực hiện theo nguyên tắc thị trường việc thoái vốn Nhà nước đã đầu tư vào ngành không phải kinh doanh chính hoặc không trực tiếp liên quan với ngành kinh doanh chính; vốn Nhà nước ở công ty cổ phần mà Nhà nước không cần chi phối. Trước mắt, tiến hành tái cơ cấu doanh nghiệp theo ngành, lĩnh vực không phân biệt cấp, cơ quan quản lý trong các lĩnh vực xây dựng, thương mại, viễn thông, xuất bản, thủy nông, sửa chữa đường bộ, đường sắt, đường thủy… Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/07/2012. |
UBND HỖ TRỢ KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG | ||
Đây là nội dung quy định tại Nghị định số 56/2012/NĐ-CP ngày 16/07/2012 của Chính phủ quy định trách nhiệm của Bộ, ngành, UBND các cấp trong việc bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý Nhà nước. Ngoài việc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng cấp như hỗ trợ kinh phí, điều kiện và phương tiện làm việc, các hoạt động gây quỹ Hội, tổ chức sản xuất, dịch vụ, hỗ trợ phụ nữ giải quyết những vấn đề xã hội liên quan đến sự tiến bộ và bình đẳng của phụ nữ phù hợp với luật pháp, chính sách của Nhà nước, UBND các cấp còn phải thực hiện một |
| trách nhiệm khác, như: Tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, trật tự an toàn xã hội liên quan đến quyền, lợi ích của phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới theo quy định của pháp luật; phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng cấp tổ chức các cuộc họp để thu thập ý kiến về tình hình thực hiện chủ trương, luật pháp, chính sách… Nghị định này thay thế Nghị định số 19/2003/NĐ-CP ngày 07/03/2003 và có hiệu lực thi hành từ ngày 05/09/2012. |
CÔNG CHỨC HẢI QUAN SỬ DỤNG MÁY SOI CONTAINER | ||
Công chức sử dụng máy soi container kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải được đào tạo và có giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền là nội dung quy định tại Quyết định số 1628/QĐ-TCHQ ngày 20/07/2012 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy trình kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có sử dụng máy soi container. Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan cũng cho phép Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố có máy soi container căn cứ thiết kế của hệ thống soi chiếu và hoạt động của đơn vị, quy định số lượng công chức sử dụng máy soi cho phù hợp. Các container phải kiểm tra qua máy soi là các container hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được doanh nghiệp đăng ký tờ khai hải quan tại các Chi cục Hải |
| quan, được hệ thống quản lý rủi ro xác định phải kiểm tra thực tế qua máy soi và phải chuyển luồng để kiểm tra thực tế. Trường hợp có sự cố không thực hiện kiểm tra được bằng soi chiếu, Chi cục trưởng tại Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan, bố trí công chức thực hiện kiểm tra thủ công, tránh gây ùn tắc đảm bảo thông quan theo quy định. Đối với container hàng hóa đã vận chuyển đến địa điểm kiểm tra hàng hóa bằng máy soi nhưng chưa được soi chiếu thì Chi cục trưởng hoặc cấp tương tại địa điểm kiểm tra hàng hóa bằng máy soi bố trí công chức kiểm tra thủ công cho đến hết số container đã vận chuyển đến. Quyết định này áp dụng cho thủ tục hải quan điện tử và thủ công và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. |
BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐƯỢC SỬ DỤNG TIỀN NHÀN RỖI ĐỂ ĐẦU TƯ | ||
Ngày 17/07/2012, Bộ Tài chính đã ra Thông tư số 113/2012/TT-BTC quy định chi tiết về hoạt động đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng các quỹ bảo hiểm do Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXHVN) quản lý. Theo quy định của Thông tư, nguồn vốn thực hiện hoạt động đầu tư tăng trưởng hàng năm của BHXHVN là toàn bộ số tiền tạm thời nhàn rỗi từ các quỹ bảo hiểm do BHXHVN quản lý. BHXHVN có trách nhiệm tập trung các khoản thu, cân đối thu, chi các quỹ bảo hiểm và xác định số tiền tạm thời nhàn rỗi để thực hiện hoạt động đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng các quỹ bảo hiểm theo quy định. Đồng thời, Thông tư cũng quy định cụ thể quy trình, thủ tục cho vay đối với ngân sách Nhà nước (NSNN), các ngân hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội. Trong đó, đối với khoản vay của NSNN, thời hạn cho vay do BHXHVN và Bộ Tài chính thỏa thuận nhưng tối đa không quá 10 năm; lãi suất cho vay bằng lãi suất trái phiếu Chính |
| phủ có cùng kỳ hạn phát hành tại thời điểm cho vay; định kỳ 05 năm 01 lần, các bên xem xét điều chỉnh lãi suất cho vay cho phù hợp. Thời hạn cho vay đối với các ngân hàng tối đa không quá 05 năm và chỉ được gia hạn 01 lần với thời hạn tối đa không quá 06 tháng (nếu có); lãi suất cho vay do các bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lãi suất huy động bình quân cùng kỳ hạn của 04 sở giao dịch hoặc chi nhánh trên địa bàn thành phố Hà Nội thuộc 04 ngân hàng thương mại Nhà nước tương ứng. Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định cụ thể đối với các hình thức đầu tư khác như đầu tư theo hình thức mua trái phiếu, tín phiếu, công trái của Nhà nước, của ngân hàng thương mại Nhà nước; đầu tư vào các công trình kinh tế trọng điểm quốc gia, dự án có nhu cầu lớn về vốn do Thủ tướng Chính phủ quyết định… Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/09/2012. |
TỪ 01/09, CẤM NHẬP KHẨU MÁY THU PHÁT THANH | ||
Đây là nội dung quy định tại Thông tư số 11/2012/TT-BTTTT ngày 17/07/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu. Cụ thể, từ ngày 01/09/2012, cấm nhập khẩu một số sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng như: Micro và giá đỡ micro; loa đã hoặc chưa lắp ráp vào trong vỏ loa; thiết bị điện khuyếch đại âm tần; bộ tăng âm điện; ra đa, các thiết bị dẫn đường bằng sóng vô tuyến và các thiết bị điều khiển từ xa bằng vô tuyến; máy thu dùng cho phát thanh sóng vô tuyến; đèn điện tử… |
| Quy định nêu trên không áp dụng đối với các trường hợp nhập khẩu để làm dịch vụ sửa chữa, làm mới hoặc sản xuất làm mới và tái xuất khẩu sản phẩm sau quá trình sản xuất; nhập khẩu để làm phương tiện sản xuất trực tiếp hoặc làm mẫu phục vụ hoạt động thiết kế, nghiên cứu - phát triển; tái nhập khẩu sau khi đưa ra nước ngoài để bảo hành, bảo trì hoặc sửa chữa, làm mới; nhập khẩu phục vụ các mục đích đặc biệt khác… Thông tư này thay thế Thông tư số 43/2009/TT-BTTTT ngày 30/12/2009 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/09/2012. |
- Chi tiết của bản tin này được đăng tải đầy đủ trên website LuatVietnam www.luatvietnam.vn
- Quý khách sẽ nhận được nội dung toàn văn các văn bản trong bản tin và nhiều văn bản khác khi tham gia dịch vụ Tra cứu văn bản mới của LuatVietnam, hoặc sử dụng dịch vụ LuatVietnam-SMS gửi tin nhắn đến 6689.
- Mọi yêu cầu cung cấp văn bản, xin liên hệ với [email protected]
- Quý khách có thể tham khảo mọi thông tin về dịch vụ LuatVietnam tại địa chỉ: www.luatvietnam.vn
Cảm ơn Quý khách đã dành thời gian đọc bản tin của chúng tôi!
Mọi chi tiết xin liên hệ:
TRUNG TÂM LUẬT VIỆT NAM - CÔNG TY CP TRUYỀN THÔNG QUỐC TẾ INCOM
Tại Hà Nội: Tầng 3, Tòa nhà TechnoSoft, phố Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội - Tel: 04.37833688 - Fax: 04.37833699
Tại TP.HCM: Tòa nhà Hà Phan, số 456 Phan Xích Long, P.2, Q.Phú Nhuận, Tp. HCM - Tel: 08. 39950724
Email: [email protected]
Lưu ý:
* Bản tin tóm tắt nội dung văn bản chỉ mang tính tổng hợp, không có giá trị áp dụng vào các trường hợp cụ thể. Để hiểu đầy đủ và chính xác quy định pháp luật, khách hàng cần tìm đọc nội dung chi tiết toàn văn văn bản.
* Nếu không muốn tiếp tục nhận bản tin, phiền Quý khách hàng vui lòng click vào đường link dưới đây https://luatvietnam.vn/huy-dang-ky-nhan-ban-tin.html. Quý vị sẽ nhận được yêu cầu xác nhận lần cuối cùng trước khi huỷ bỏ địa chỉ email của mình khỏi danh sách.