Chính thức phê duyệt quy hoạch giao thông TP.HCM đến 2020

Chính thức phê duyệt quy hoạch giao thông TP.HCM đến 2020Ngày 22/1/2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định 101/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020. Theo đó, thành phố sẽ từng bước xây dựng và hiện đại hóa mạng lưới giao thông nhằm đảm bảo cho sự phát triển ổn định, cân bằng, bền vững và lâu dài, góp phần đưa thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị trung tâm cấp quốc gia và là trung tâm thương mại - dịch vụ lớn ở khu vực Đông Nam Á.

Giao thông đô thị TP.HCM được quy hoạch theo quan điểm "thành phố mở", nối liền các khu đô thị mới, đô thị vệ tinh, các khu công nghiệp... để hỗ trợ nhau phát triển đồng bộ, khai thác tốt thế mạnh kinh tế-xã hội tổng hợp của toàn vùng.

TP.HCM sẽ xây dựng các đường cao tốc có năng lực thông xe lớn: TP.HCM-Vũng Tàu, TP.HCM-Long Thành-Dầu Giây-Đà Lạt..; Xây dựng các đường vành đai 1 thành đường đô thị cấp I, đường vành đai 3 xây dựng theo các điểm khống chế, đường vành đai 4 xây dựng nối các đô thị vệ tinh của thành phố theo các hướng Đông và Bắc.

Để đáp ứng việc giao thông trực tuyến ở các trục có lưu lượng giao thông lớn sẽ cho xây dựng 4 tuyến đường trên cao liên thông với nhau. Sông Sài Gòn sẽ có thêm 14 cây cầu dành cho cả đường bộ và đường sắt, xây dựng mới 2 hầm sang Thủ Thiêm bao gồm hầm cho đường bộ và hầm cho tàu điện ngầm.

Về mạng giao thông đường sắt, TP.HCM sẽ xây dựng mới các tuyến đường sắt thành phố TP.HCM-Lộc Ninh- Campuchia (đường sắt xuyên Á) nối ray tại ga Dĩ An, tuyến vành đai phía Tây từ ga An Bình đến Mỹ Tho - Cần Thơ, tuyến điện khí hóa cao tốc đến Nha Trang, tuyến chuyên dụng nối từ đường sắt quốc gia tới Cảng Hiệp Phước và Cát Lái và một số tuyến khác. Trong đô thị thì chủ yếu quy hoạch các tuyến đường sắt quốc gia hướng tâm cho chạy tàu ngoại ô và 2 tuyến đường sắt nhẹ khác. Phát triển hệ thống tàu điện ngầm với 6 tuyến xuyên tâm và vành khuyên nối các trung tâm chính của thành phố.

Mạng giao thông đường thủy và hệ thống cảng biển, cảng sông: Chủ yếu là cải tạo lại các luồng sông cũ như Lòng Tàu, Soài Rạp, nâng cấp các luồng tàu sông còn lại. Thành phố cũng xây dựng mới cảng sông Nhơn Đức nhằm đáp ứng nhu cầu trung chuyển hàng hóa từ đồng bằng sông Cửu Long về qua cụm cảng biển Hiệp Phước.

Cho đến năm 2020, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất sẽ trở thành điểm trung chuyển hàng không của khu vực và thế giới. Nhưng trước mắt giai đoạn từ nay đến năm 2010 sẽ tập trung đầu tư vào các dự án lớn như; cải tạo nâng cấp một số đường trục hướng tâm, xây dựng các đường cao tốc hướng tâm, xây dựng các bến xe Miền Đông, Sông Tắc... và quan trọng là huy động vốn khởi công xây dựng 1 hoặc 2 tuyến đường xe điện ngầm của TP.HCM.

(Theo Website Chính phủ)

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Bổ sung, sửa đổi một số điều về quy trình bán nhà và cấp "sổ đỏ" theo Nghị định 61/CP

Hà Nội: Bổ sung, sửa đổi một số điều về quy trình bán nhà và cấp

Hà Nội: Bổ sung, sửa đổi một số điều về quy trình bán nhà và cấp "sổ đỏ" theo Nghị định 61/CP

Ngày 16/1, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Lê Quý Đôn đã ký Quyết định số 11/2007/QĐ-UBND bổ sung, sửa đổi một số điều, khoản của Quyết định số 38/2005/QĐ-UB về Quy trình bán nhà và cấp giấy chứng nhận (GCN) quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở cho các hộ mua nhà theo Nghị định 61/CP.

Đến cuối 2008, sẽ chính thức thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực công

Đến cuối 2008, sẽ chính thức thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực công

Đến cuối 2008, sẽ chính thức thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực công

Phấn đấu đến cuối năm 2010, tất cả các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cấp chính quyền tỉnh, thành phố đều thực hiện chi tiêu công bằng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Đó là một trong những nội dung quan trọng được nêu rõ tại Quyết định 291/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam, vừa được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành.

Thuế nhập khẩu xăng được nâng lên 15%

Thuế nhập khẩu xăng được nâng lên 15%

Thuế nhập khẩu xăng được nâng lên 15%

Thay vì giảm giá bán lẻ xăng, dầu như nhiều người dân mong đợi trước xu thế giá dầu thế giới giảm, ngày 9/1, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 04/2007/QĐ-BTC nâng thuế nhập khẩu thêm 5% và áp dụng cho các tờ khai hải quan hàng nhập khẩu kể từ ngày 10/1/2007. Theo Quyết định này, thuế nhập khẩu của tất cả các loại xăng động cơ, kể cả có chì hay không chì, xăng máy bay ... được nâng từ 10% lên 15%.

Ban hành Quy chế thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất

Ban hành Quy chế thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất

Ban hành Quy chế thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất

Ngân hàng Nhà nước vừa có Quyết định số 62/2006/QĐ-NHNN ban hành Quy chế thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất. Theo đó, các trường hợp giao dịch hoán đổi lãi suất được phép thực hiện gồm: hoán đổi lãi suất một đồng tiền (đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ), giữa hai đồng tiền, hoán đổi lãi suất tiền tệ chéo, hoán đổi lãi suất bắt đầu trong tương lai, hoán đổi lãi suất cộng dồn.