Ban hành Quy chế thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất

Ban hành Quy chế thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suấtNgân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có Quyết định số 62/2006/QĐ-NHNN ban hành Quy chế thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất. Theo đó, các trường hợp giao dịch hoán đổi lãi suất được phép thực hiện gồm: hoán đổi lãi suất một đồng tiền (đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ), giữa hai đồng tiền, hoán đổi lãi suất tiền tệ chéo,  hoán đổi lãi suất bắt đầu trong tương lai, hoán đổi lãi suất cộng dồn.

 

Các ngân hàng thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất nhằm phòng ngừa rủi ro cho khách hàng phải có đủ các điều kiện: có vốn tự có từ 1.000 tỷ đồng hoặc giá trị tương đương trở lên; bảo đảm các tỷ lệ an toàn vốn trong hoạt động kinh doanh theo quy định của NHNN; có quy trình thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất, trong đó gồm cả biện pháp phòng ngừa rủi ro; có tổng lãi ròng các giao dịch hoán đổi lãi suất là số dương. Trường hợp tổng lãi ròng này là số âm thì tối đa bằng 5% vốn tự có của ngân hàng đó. Trường hợp thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất ngoại tệ, phải được NHNN cho phép hoạt động ngoại hối. Trường hợp thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất giữa hai đồng tiền, phải thực hiện các quy định về quản lý ngoại hối liên quan đến việc trao đổi vốn gốc.

 

Đối với doanh nghiệp và ngân hàng thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất nhằm phòng ngừa rủi ro lãi suất của chính mình, phải có đủ các điều kiện: có giao dịch gốc (giao dịch gốc là một trong các giao dịch tiền gửi, phát hành hoặc đầu tư giấy tờ có giá, vay vốn, cho thuê tài chính, mua hàng hóa trả chậm) được thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam; có khả năng tài chính hoặc thực hiện các biện pháp bảo đảm do hai bên thỏa thuận để thực hiện nghĩa vụ thanh toán số lãi ròng phải trả cho ngân hàng.

 

Thời hạn của một hợp đồng hoán đổi lãi suất do các bên thỏa thuận, nhưng tối đa không quá thời hạn còn lại của hợp đồng giao dịch khoản vốn gốc. Trong việc thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất, số vốn gốc của các hợp đồng hoán đổi lãi suất đối với một doanh nghiệp không vượt quá 30% vốn tự có của ngân hàng.

 

 

(Luật Việt Nam)

 

 

 

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã có Thông tư 65/2024/TT-BCA về kiểm tra kiến thức phục hồi điểm GPLX

Đã có Thông tư 65/2024/TT-BCA về kiểm tra kiến thức phục hồi điểm GPLX

Đã có Thông tư 65/2024/TT-BCA về kiểm tra kiến thức phục hồi điểm GPLX

Thông tư 65/2024/TT-BCA quy định kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với người có Giấy phép lái xe (GPLX)  bị trừ hết điểm để được phục hồi điểm giấy phép lái xe được ban hành ngày 12/11/2024.

Quy định về hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hoá

Quy định về hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hoá

Quy định về hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hoá

Ngày 28/12/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 158/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về việc thành lập Sở Giao dịch hàng hoá và hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hoá. Theo đó, Sở Giao dịch hàng hoá là pháp nhân được thành lập và hoạt động dưới hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn và Công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định của Nghị định này.

Hộ kinh doanh cá thể bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội

Hộ kinh doanh cá thể bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội

Hộ kinh doanh cá thể bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội

Nghị định 152/2006/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về BHXH bắt buộc đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động VN làm việc theo hợp đồng lao động, vừa được Chính phủ ký ban hành ngày 22/12. Theo đó, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội.

Phạt 20 triệu đồng đối với hành vi chế biến, kinh doanh thuỷ sản có độc tố

Phạt 20 triệu đồng đối với hành vi chế biến, kinh doanh thuỷ sản có độc tố

Phạt 20 triệu đồng đối với hành vi chế biến, kinh doanh thuỷ sản có độc tố

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 154/2006/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 128/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản. Theo đó, mức phạt cao nhất lên tới 20 triệu đồng với hành vi thu gom, bảo quản, chế biến, kinh doanh thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hại đến sức khỏe con người. Ngoài ra, các đối tượng vi phạm còn bị cơ quan chức năng tịch thu lô hàng không đảm bảo.

Chính thức công bố 11 Luật mới

Chính thức công bố 11 Luật mới

Chính thức công bố 11 Luật mới

Ngày 12/12, Chủ tịch nước đã ký Lệnh công bố 11 Luật mới vừa được Quốc hội khoá XI thông qua tại kỳ họp thứ 10 và sẽ có hiệu lực trong năm 2007. Các luật này gồm: Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Luật Bình đẳng giới, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động, Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác, Luật Dạy nghề, Luật Thể dục, Thể thao, Luật Quản lý thuế, Luật Đê điều, Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Cư trú, Luật Công chứng.