Việt Nam vào nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN về Chính phủ điện tử

Đây là mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử theo Nghị quyết 17/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng 2025.
Theo đó, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp thì Chính phủ đưa ra mục tiêu phải hoàn thiện nền tảng Chính phủ điện tử; đến năm 2025, đưa Việt Nam vào nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN về xếp hạng Chính phủ điện tử.
hoàn thiện nền tảng chính phủ điện tử
Hoàn thiện nền tảng Chính phủ điện tử (Ảnh minh họa)

Để đạt được mục tiêu chung đó, Chính phủ đưa ra các chỉ tiêu cụ thể, chủ yếu sau:

Giai đoạn 2019 - 2020:

- 20% số lượng người dân và doanh nghiệp tham gia hệ thống thông tin Chính phủ điện tử được xác thực định danh điện tử thông suốt.

- Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính của từng bộ, ngành, địa phương đạt từ 20% trở lên;

- Tối thiểu 30% dịch vụ công trực tuyến thực hiện ở mức độ 4;

- 100% phần mềm quản lý văn bản và điều hành của các bộ, ngành, địa phương được kết nối, liên thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử...

Giai đoạn 2021 - 2025:

- 100% Cổng dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh được kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cổng Dịch vụ công quốc gia.

- 40% người dân, doanh nghiệp tham gia hệ thống Chính phủ điện tử..

- Tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công tực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số hồ sơ đạt từ 50% trở lên…

Nghị quyết 17/NQ-CP có hiệu lực từ ngày 07/3/2019.

Khắc Niệm
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục