Từ 15/2/2020, bác sĩ, kỹ sư không cần phải học lên thạc sĩ?

Ngày 15/02/2020 là thời điểm Nghị định 99/2019/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn Luật Giáo dục đại học chính thức có hiệu lực, trong đó có quy định chi tiết về các văn bằng đại học và tương đương.

8 loại “văn bằng trình độ tương đương” trong giáo dục đại học

Tại Điều 15 của Nghị định, Chính phủ quy định hệ thống văn bằng giáo dục đại học bao gồm: Bằng cử nhân (đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 6); Bằng thạc sĩ (đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 7) và Bằng tiến sĩ (đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 8).

Ngoài ra, có 8 loại văn bằng của một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù thuộc hệ thống giáo dục đại học được coi là văn bằng trình độ tương đương, gồm:

- Bằng bác sĩ y khoa

- Bằng bác sĩ nha khoa

- Bằng bác sĩ y học cổ truyền

- Bằng dược sĩ

- Bằng bác sĩ thú y

- Bằng kỹ sư

- Bằng kiến trúc sư

- Và một số văn bằng khác theo quy định riêng của Chính phủ.


Bằng bác sĩ, kỹ sư có tương đương bằng thạc sĩ?

Theo quy định về khối lượng học tập của chương trình đào tạo đối với văn bằng trình độ tương đương tại điểm b khoản 4 Điều 15 của Nghị định, các loại văn bằng này tương đương với trình độ bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Trong khi đó, như đã nêu trên, người hoàn thành chương trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 7 được cấp bằng thạc sĩ.

Chính quy định nêu trên đã khiến nhiều người băn khoăn rằng phải chăng Nghị định 99 đã thống nhất bằng bác sĩ, kỹ sư có giá trị tương đương như bằng thạc sĩ. Và như vậy, từ 15/02/2020, bác sĩ, kỹ sư sẽ không còn cần phải đi học lên thạc sỹ như hiện nay?

Để giải đáp băn khoăn trên, đại diện nhiều trường đại học cho biết theo Khung trình độ quốc gia, chương trình đào tạo của trình độ bậc 7 có tối thiểu 150 tín chỉ. Tuy nhiên, nhiều trường đại học hiện nay cấp bằng kỹ sư nhưng số tín chỉ không đạt 150, nên không coi bằng kỹ sư trong trường hợp này là tương đương bằng thạc sĩ.

Ngoài ra, ngay tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 99 cũng quy định, việc xếp bác sĩ, kỹ sư vào bậc nào trong Khung trình độ quốc gia còn xét trên nhiều yếu tố, như: Điều kiện đầu vào, chuẩn giảng viên, chuẩn đầu ra và các chuẩn khác…, không chỉ là khối lượng học tập tối thiểu.

Do đó, việc khẳng định bằng kỹ sư, bác sĩ tương đương bằng thạc sĩ là không hoàn toàn chính xác. Được biết, trong năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ban hành Thông tư hướng dẫn về nội dung này.

>> Mới: Sẽ không còn bằng đại học chính quy, tại chức, từ xa 


Lan Vũ
Đánh giá bài viết:
Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?
Rồi Chưa
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bảng hiệu quảng cáo - "Vũ khí" bí mật cho sự thành công của doanh nghiệp

Bảng hiệu quảng cáo -

Bảng hiệu quảng cáo - "Vũ khí" bí mật cho sự thành công của doanh nghiệp

Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, việc xây dựng và duy trì hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ là yếu tố then chốt quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Và một trong những "vũ khí" bí mật, nhưng vô cùng lợi hại, góp phần tạo nên thành công đó chính là bảng hiệu quảng cáo chuyên nghiệp.

Đề xuất: Nghị định quản lý, quyết toán niên độ ngân sách với dự án sử dụng vốn đầu tư công

Đề xuất: Nghị định quản lý, quyết toán niên độ ngân sách với dự án sử dụng vốn đầu tư công

Đề xuất: Nghị định quản lý, quyết toán niên độ ngân sách với dự án sử dụng vốn đầu tư công

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự thảo Nghị định thay thế nội dung quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán niên độ ngân sách đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công tại Nghị định số 99/2021/NĐ-CP.