Thực hư việc người có bằng B1 không được lái ô tô

Bằng lái xe (Giấy phép lái xe) là một trong những giấy tờ không thể thiếu khi tham gia giao thông. Sắp tới đây, các loại bằng lái xe sẽ có nhiều thay đổi.

Dưới đây là những nội dung mới, đáng chú ý về các loại bằng lái xe và có khả năng tác động đến đông đảo người dân tại dự thảo Luật Giao thông đường bộ lần 3.

1/ Phân loại bằng lái xe thành 17 hạng

Tại Điều 97 dự thảo Luật Giao thông đường bộ, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất phân loại bằng lái xe thành 17 hạng khác nhau thay vì 13 hạng như hiện nay.

Theo đó, dự kiến các hạng Giấy phép lái xe gồm:

A0, A1, A, B1, B2, B, C1, C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E, DE.

B1 không được lái ô tô

Thực hư việc người có bằng B1 không được lái ô tô (Ảnh minh họa)

2/ Đi xe đạp điện cũng phải thi bằng lái xe

Đáng chú ý, trong số các loại bằng lái xe trên, lần đầu tiên quy định bằng lái xe hạng A0 được cấp cho người lái xe gắn máy (kể cả xe máy điện) dưới 50 cm3 hoặc công suất động cơ điện ≤ 04 kw (điểm a khoản 3 Điều 97 dự thảo).

Người đủ 16 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng A0. Việc sát hạch để cấp Giấy phép lái xe hạng A0 ở đô thị loại I, loại II phải thực hiện tại các trung tâm sát hạch lái xe, tại các khu vực khác được thực hiện tại các sân sát hạch có sử dụng thiết bị chấm điểm tự động.

Xem thêm...

3/ Hạng A1 không được chạy xe máy trên 125cm3

Hiện nay, theo điểm a khoản 2 Điều 59 Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12, Giấy phép lái xe hạng A1 được cấp cho người lái xe mô tô 02 bánh từ 50 cm3 - dưới 175 cm3 và người khuyết tật điều khiển xe mô tô 03 bánh dùng cho người khuyết tật.

Tuy nhiên, tại dự Luật thay thế, bằng lái xe hạng A1 được đề xuất cấp cho người điều khiển xe mô tô 02 bánh từ 50 cm3 - dưới 125 cm3 hoặc có công suất động cơ điện trên 04 kw - 11 kw và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A0.

Theo đó, người có bằng lái xe hạng A1 có thể sẽ không được lái xe máy trên 125cm3 như Winner, Exciter hay SH 150…

4/ Hạng B1 không còn là bằng lái xe ô tô

Phần lớn mọi người đều biết bằng lái xe B1 là bằng lái ô tô, song, sắp tới đây, nếu dự thảo Luật Giao thông đường bộ được thông qua thì hạng B1 sẽ không còn là bằng lái xe ô tô.

Thay vào đó, bằng hạng B1 được cấp cho người điều khiển xe mô tô 03 bánh và các loại xe quy định cho hạng A0, A1. Tức là, bằng B1 thuộc một trong các loại bằng lái xe mô tô (xe máy).

Tất cả những nội dung trên đều là đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải tại dự thảo Luật Giao thông đường bộ thay thế Luật Giao thông đường bộ 2008 hiện nay và chưa được thông qua nên chưa phải là quy định chính thức được áp dụng.

Dự án Luật này sẽ được trình Quốc hội xem xét cho ý kiến tại kỳ họp thứ 10 (cuối năm 2020) và thông qua vào kỳ họp thứ 11 (năm 2021).
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

Vì nhiều lý do khác nhau mà người lập di chúc không để lại tài sản của mình cho cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên. Pháp luật dự liệu trước trường hợp này xảy ra trên thực tế nên quy định đối tượng không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế.

Vứt con mới đẻ, khi nào người mẹ bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Vứt con mới đẻ, khi nào người mẹ bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Vứt con mới đẻ, khi nào người mẹ bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Việc vứt bỏ con mới đẻ có thể để lại hậu quả nghiêm trọng, thậm chí khiến đứa trẻ mất mạng. Đây là hành động vi phạm nghiêm trọng các chuẩn mực đạo đức của xã hội. Trong nhiều trường hợp, người mẹ bỏ rơi con còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hình phạt rất nghiêm khắc.