8 trường hợp thu hồi Giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

Việc thu hồi giấy phép có thể xảy ra khi doanh nghiệp vi phạm các điều kiện hoạt động, không đáp ứng yêu cầu về tài chính hoặc vi phạm quy định pháp luật liên quan đến dịch vụ trung gian thanh toán. Dưới đây là 08 trường hợp thu hồi Giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

8 trường hợp thu hồi giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

Ngân hàng Nhà nước xem xét thực hiện thu hồi Giấy phép trong một số trường hợp nhất định. Điều 27 Nghị định 52/2024/NĐ-CP đã quy định trách 08 trường hợp thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, cụ thể:

Trường hợp 1: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị giải thể hoặc phá sản 

Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật sẽ bị thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

Trường hợp 2: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đề nghị thu hồi

Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có nhu cầu thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thì làm đơn đề nghị thu hồi Giấy phép do chấm dứt hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được cấp phép.

Trường hợp 3: Bản án/quyết định có nội dung thu hồi Giấy phép

Trường hợp trong hiệu lực bản án, quyết định thi hành án, quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan thi hành án hình sự các nội dung:

  • Thu hồi Giấy phép của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán 

  • Văn bản yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan thi hành án hình sự đề nghị thu hồi Giấy phép của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Khi đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Trường hợp 4: Sử dụng tài khoản thanh toán không đúng mục đích

Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán sử dụng, lợi dụng tài khoản thanh toán, phương tiện thanh toán, dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán nhằm các mục đích sau:

  • Đánh bạc, tổ chức đánh bạc,

  • Lừa đảo

  • Kinh doanh trái pháp luật, 

  • Rửa tiền

  • Tài trợ khủng bố

  • Tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán sử dụng, lợi dụng tài khoản thanh toán vào các mục đích trên thì sẽ bị thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Trường hợp 5: Không khắc phục được các điều kiện về cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

Trong quá trình cung ứng dịch vụ, tổ chức đã vi phạm một trong các điều kiện về cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được quy định tại Khoản 2 Điều 22, hệ thống kỹ thuật không đáp ứng quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 22 Nghị định 52/2024/NĐ-CP.

Theo đó, sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có văn bản thông báo cho tổ chức vi phạm thực hiện các biện pháp khắc phục nhưng không khắc phục được thì sẽ bị thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Trường hợp 6: Không đáp ứng điều kiện cung ứng dịch vụ, vi phạm hoạt động sau khi được cấp Giấy phép

Sau thời hạn 3 tháng kể từ ngày được thông báo, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán sẽ bị thu hồi Giấy phép hoạt động khi không khắc phục được vi phạm trong các trường hợp sau:

- Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày được cấp phép, tổ chức được cấp phép không cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán ra thị trường và cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán ra thị trường khi chưa triển khai hệ thống kỹ thuật đáp ứng các điều kiện theo quy định.

- Không cung cấp được tài liệu chứng minh hoặc tài liệu chứng minh không đáp ứng các tiêu chí, cụ thể:

  • Hệ thống kỹ thuật đáp ứng điều kiện quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 22 Nghị định 52/2024/NĐ-CP.

  • Bản sao Biên bản nghiệm thu kỹ thuật các dịch vụ trung gian thanh toán đã được cấp phép với một ngân hàng hợp tác đối với dịch vụ ví điện tử, dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ và dịch vụ cổng thanh toán điện tử: Mẫu số 10.

  • Tài liệu chứng minh được một tổ chức thực hiện quyết toán kết quả bù trừ giữa các bên liên quan đối với dịch vụ chuyển mạch tài chính, dịch vụ bù trừ điện tử, dịch vụ chuyển mạch tài chính quốc tế đáp ứng điều kiện quy định tại điểm g, điểm h khoản 2 Điều 22 Nghị định 52/2024/NĐ-CP.

Trường hợp 7: Không thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được cấp phép cho khách hàng.

Trong quá trình thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đã phát hiện trong thời hạn 06 tháng liên tục, tổ chức không thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được cấp phép cho khách hàng.

Trường hợp 8: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tái phạm việc báo cáo không trung thực số dư, số lượng ví điện tử theo quy định.

thu hồi Giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

Quy trình, thủ tục thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

Cũng theo Điều 27, Ngân hàng Nhà nước tiến hành thủ tục thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tùy theo từng trường hợp cụ thể:

* Trường hợp tổ chức bị giải thể hoặc phá sản, có đơn đề nghị thu hồi Giấy phép

Bước 1: Nộp đơn đề nghị

  • Tổ chức chuẩn bị đơn đề nghị thu hồi Giấy phép: Mẫu số 15. 

  • Thời hạn gửi đơn: 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua Quyết định giải thể doanh nghiệp theo quy định tại Luật Doanh nghiệp hoặc ngày nhận được Quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về phá sản. 

  • Cơ quan tiếp nhận: Ngân hàng Nhà nước trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua Quyết định giải thể doanh nghiệp theo quy định tại Luật Doanh theo Mẫu số 15 ban hành kèm theo Nghị định này

Bước 2. Xử lý đơn và trả kết quả

  • Sau 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thông báo của tổ chức, Ngân hàng Nhà nước ra Quyết định thu hồi Giấy phép.

  • Sau 10 ngày làm việc kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước nhận được đơn đề nghị thu hồi Giấy phép do chấm dứt hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của tổ chức, Ngân hàng Nhà nước ra quyết định thu hồi Giấy phép.

Lưu ý: trường hợp phát sinh một trong các trường hợp tại điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 1 Điều 27 Nghị định 52/2024/NĐ-CP, Ngân hàng Nhà nước ra quyết định thu hồi Giấy phép trong thời hạn 20 ngày làm việc.

* Trường hợp tổ chức ứng dịch vụ trung gian thanh toán có dấu hiệu vi phạm

Khi tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có dấu hiệu vi phạm trường hợp nêu tại điểm g, điểm h khoản 1 Điều này, Ngân hàng Nhà nước thực hiện theo các bước sau:

Bước 1. Tổ chức giải trình

Sau khi phát hiện vi phạm, Ngân hàng Nhà nước xem xét thu hồi Giấy phép và ra thông báo đề nghị tổ chức giải trình.

Bước 2. Trả kết quả

Sau 20 ngày làm việc kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước ra thông báo nhưng tổ chức được cấp Giấy phép không có văn bản giải trình hoặc nội dung giải trình không xác đáng, Ngân hàng Nhà nước ra quyết định thu hồi Giấy phép.

Trên đây là nội dung tham khảo về 08 trường hợp thu hồi Giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Tiêu chí đánh giá hồ sơ mời thầu dự án đầu tư công trình năng lượng sạch

Tiêu chí đánh giá hồ sơ mời thầu dự án đầu tư công trình năng lượng sạch

Tiêu chí đánh giá hồ sơ mời thầu dự án đầu tư công trình năng lượng sạch

Thông tư 27/2024/TT-BCT hướng dẫn tiêu chí đánh giá hồ sơ mời thầu dự án đầu tư công trình năng lượng sạch (cụ thể bao gồm công trình năng lượng tái tạo, nguồn điện sử dụng khí thiên nhiên, LNG). Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.

Các chức năng bắt buộc của phần mềm ứng dụng Online Banking từ năm 2025

Các chức năng bắt buộc của phần mềm ứng dụng Online Banking từ năm 2025

Các chức năng bắt buộc của phần mềm ứng dụng Online Banking từ năm 2025

Theo quy định mới, các ứng dụng Online Banking bắt buộc phải tích hợp những tính năng bảo mật và tiện ích vượt trội. Điều này không chỉ đảm bảo an toàn cho thông tin tài chính của bạn mà còn mang đến những trải nghiệm giao dịch nhanh chóng và thuận tiện hơn bao giờ hết. Vậy, các chức năng bắt buộc của phần mềm ứng dụng Online Banking từ năm 2025 gồm những gì?

Giải đáp thắc mắc về Bảo vệ dữ liệu cá nhân theo Nghị định 13/2023/NĐ-CP

Giải đáp thắc mắc về Bảo vệ dữ liệu cá nhân theo Nghị định 13/2023/NĐ-CP

Giải đáp thắc mắc về Bảo vệ dữ liệu cá nhân theo Nghị định 13/2023/NĐ-CP

Ngày 22/11/2024 vừa qua, LuatVietnam đã tổ chức sự kiện Hội thảo trực tuyến về chủ đề: "Bảo vệ dữ liệu cá nhân theo Nghị định 13/2023/NĐ-CP” với sự tham gia của Luật sư Hà Huy Phong - Giám đốc Công ty Luật TNHH Inteco, Trọng tài viên Trung tâm trọng tài thương mại, Giảng viên Đại học Luật Hà Nội.